Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Mã ngành: 7510605

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể là chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng còn được hiểu là ngành giúp cho người học xây dựng nên bức tranh toàn cảnh của cả một hệ thống. Đồng thời, thực hiện tốt nhiệm vụ đưa ra những chiến lược thích hợp nhằm phân phối sản phẩm đến tất cả các khách hàng trong nước và trên thế giới một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng học những gì?

Đối với ngành học này, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, quản trị chiến lược, xây dựng - quản lý hệ thống các kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải như đường bộ, đường sắt, đường biển; kiến thức bổ trợ về marketing quốc tế, tài chính - kế toán trong vận tải đa phương thức.
Theo học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng , các bạn còn được cung cấp “hành trang” kỹ năng chuyên môn quan trọng như kỹ năng tính toán, kỹ năng phân tích thị trường và xây dựng chiến lược, kỹ năng tiếng Anh và công nghệ thông tin,... cùng các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian.
Cụ thể hơn, về những kiến thức chuyên ngành, sinh viên sẽ được học các môn tiêu biểu như: Nguyên lý logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Hệ thống thông tin trong chuỗi cung ứng, Quản lý phân phối, Quản lý bán lẻ, Quản lý tồn kho, Quản lý rủi ro và an toàn trong chuỗi cung ứng, Hệ thống vận tải và hậu cần quốc tế,...

Sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có thể làm những việc gì?

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được đánh giá là ngành rất có triển vọng phát triển với mức thu nhập cao và môi trường làm việc năng động. Mặc dù nhu cầu nguồn nhân lực cao, nhưng hiện nay nguồn lao động trong lĩnh vực này chỉ mới đáp ứng được khoảng 40%. Vì thế, đây là ngành học tiềm năng và là xu hướng chọn lựa của nhiều bạn trẻ trong những năm gần đây.
Với những kiến thức sâu về ngành nghề cùng nền tảng tiếng Anh vững vàng, sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bạn có thể trở thành nhân viên làm các công tác dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp dịch vụ vận tải; chuyên viên tại mảng kế hoạch, khai thác thị trường, marketing, dịch vụ khách hàng, cung ứng vật tư. Hoặc bạn cũng có thể đảm nhận vai trò của một quản lí kho vận, hệ thống xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải,…

Bạn cũng có thể thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch. Khi có đủ kinh nghiệm, bạn có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn, hoặc bạn có thể khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng.

Tốt nghiệp ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng làm việc ở đâu?

Cử nhân ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước ở lĩnh vực Logistics, vận tải, quản lý chuỗi cung ứng như: Samsung, Unilever Vietnam, Bosh, Jabil Vietnam, Nestle, BigC, Vinamilk, Vietnam Airline, VietJet,  Saigon Port, Ben Nghe Port, … Bạn cũng có thể làm việc tại các công ty vận tải và giao nhận, công ty dịch vụ logistics, kho hàng và trung tâm phân phối, trung tâm logistics,…
Cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp ngành này còn có thể làm chuyên viên tại các cơ quan Nhà nước về giao thông vận tải, dịch vụ logistics. Khi được trang bị thêm kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bạn cũng có thể giảng dạy về ngành học này tại các cơ sở đào tạo, trường cao đẳng, đại học.

Học ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng cần những tố chất nào?

  • Năng động, nhạy bén và tư duy logic tốt
  • Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp công việc
  • Giỏi ngoại ngữ, tin học
  • Kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm
  • Có tố chất quản lý và có kỹ năng giao tiếp
  • Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục, trình bày vấn đề.
CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH NGÀNH Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2021 2022
1 Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM 24 19
2 Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 0 25.35
3 Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 25.7 0
4 Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn 17 17
5 Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM 26.9 17
6 Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại TP.HCM 25.55 25.1
7 Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM 27.1 17
8 Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế 20 21.5
9 Trường Đại học Kỹ Thuật - Công Nghệ Cần Thơ 23.7 24.1
10 Trường Đại học Thủy lợi (CS Phía Bắc) 24.7 25.6
11 Trường Đại học Tây Đô 15 15
12 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương 0 14
13 Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 0 19
14 Trường Đại học Phan Thiết 14 15
15 Trường Đại học Quốc Tế - ĐHQG TP.HCM 25.75 25
16 Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên 16 16
17 Trường Đại học Hoa Sen 16 16
18 Trường Đại học Giao thông Vận tải 26.35 26.25
19 Phân hiệu trường Đại học Thủy Lợi tại TP.HCM 15 22.5
20 Trường Đại học Gia Định 15 15
21 Trường Đại học Công nghệ Miền Đông 0 15
22 Trường Đại học Bình Dương 15 15
23 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 25 26.75
24 Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội 32.8 32.78
25 Trường Đại học Xây dựng 24.75 25
26 Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 20 17
27 Trường Đại học Văn Hiến 19 22
28 Trường Đại học Điện Lực 23.5 24.25
29 Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM 0 61.27
30 Trường Đại học Kinh tế TP.HCM 27.4 27.7
31 Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 14.2 14
32 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 28.3 28.2
33 Trường Đại học Đông Á 15 15
34 Trường Đại học Nam Cần Thơ 16 21
35 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 26.1 25.75
36 Trường Đại học Mở TP.HCM 26.8 25.2
37 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 15 18
38 Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 0 22.5
39 Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 15 0
40 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 26.33 24.51
41 Trường Đại học Thủ Dầu Một 17.5 19
42 Trường Đại học Duy Tân 14 14
43 Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM 0 64.8
44 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 37.55 36.25
45 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 26.75 24.5
46 Trường Đại học Văn Lang 20 16
47 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 23 21
48 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 28.75 0

Xét điểm học bạ THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2021 2022
1 Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM 0 18
2 Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 0 28.5
3 Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM 29.1 28.5
4 Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM 29.4 29
5 Trường Đại học Kỹ Thuật - Công Nghệ Cần Thơ 0 27.29
6 Trường Đại học Thủy lợi (CS Phía Bắc) 25 26.5
7 Trường Đại học Tây Đô 0 16.5
8 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương 0 18
9 Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 0 25
10 Trường Đại học Phan Thiết 18 18
11 Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên 0 18
12 Trường Đại học Hoa Sen 0 6
13 Trường Đại học Gia Định 5.5 16.5
14 Trường Đại học Công nghệ Miền Đông 0 18
15 Trường Đại học Bình Dương 0 15
16 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 22 27
17 Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội 0 36
18 Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 18 18
19 Trường Đại học Văn Hiến 18 18
20 Trường Đại học Điện Lực 0 25.5
21 Trường Đại học Kinh tế TP.HCM 86 83
22 Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 18 18
23 Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 0 18
24 Trường Đại học Đông Á 18 18
25 Trường Đại học Nam Cần Thơ 0 25
26 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 0 29.38
27 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 6 6
28 Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 0 19
29 Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 18 0
30 Trường Đại học Thủ Dầu Một 20 22
31 Trường Đại học Duy Tân 18 18
32 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 29 29.75
33 Trường Đại học Văn Lang 18 18

Xét điểm thi ĐGNL, ĐGTD

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2021 2022
1 Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM 0 600
2 Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn 670 600
3 Trường Đại học Kỹ Thuật - Công Nghệ Cần Thơ 0 662.25
4 Trường Đại học Tây Đô 550 500
5 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương 0 600
6 Trường Đại học Phan Thiết 0 500
7 Trường Đại học Quốc Tế - ĐHQG TP.HCM 870 870
8 Trường Đại học Hoa Sen 0 600
9 Trường Đại học Gia Định 600 600
10 Trường Đại học Công nghệ Miền Đông 0 600
11 Trường Đại học Bình Dương 0 500
12 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 0 65
13 Trường Đại học Xây dựng 0 14
14 Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 700 750
15 Trường Đại học Văn Hiến 0 550
16 Trường Đại học Kinh tế TP.HCM 1000 950
17 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 0 23.5
18 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 0 21.7
19 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 550 550
20 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 0 15.03
21 Trường Đại học Thủ Dầu Một 600 600
22 Trường Đại học Duy Tân 600 600
23 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 0 22.7
24 Trường Đại học Văn Lang 650 650