Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

Mã ngành: 7220204

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là gì?

Ngôn ngữ Trung Quốc là ngành học nghiên cứu và sử dụng Ngôn ngữ Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Kinh tế, thương mại, du lịch, ngoại giao, văn hóa, văn học, phong tục tín ngưỡng, lịch sử,… Trung Quốc hiện là quốc gia có nền kinh tế và tốc độc tăng trưởng hàng đầu tại châu Á và trên thế giới, khiến tiếng Trung trở thành một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất. Theo đó, Ngôn ngữ Trung Quốc đã và đang là một ngành học đầy tìm năng.

Học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là học gì?

Sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về: Kỹ năng nghe - nói - đọc - viết tiếng Trung; ngữ văn âm tự, ngữ pháp Hán ngữ hiện đại - Hán ngữ văn phòng; khẩu ngữ Hoa văn thương mại; Hoa văn ứng dụng;…để sinh viên có thể sử dụng tiếng Trung được thành thạo, lưu loát. Ngoài ra, sinh viên được trang bị những kiến thức bổ trợ về lịch sử, văn hóa, văn học, kinh tế, xã hội, phong tục tín ngưỡng,… để sau khi ra trường có thể tự tin làm việc trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế - xã hội.

Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng biên phiên dịch, kỹ năng đàm phán – tiếng Trung, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm,... sinh viên còn được rèn luyện về các nguyên tắc trong giao tiếp, ứng xử và thái độ làm việc chuyên nghiệp để dễ dàng hòa nhập với môi trường kinh doanh quốc tế.

Học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ra trường làm gì?

Sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, sau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo có thể đảm nhiệm những công việc sau đây:

  • Biên dịch viên, phiên dịch viên trong các tổ chức, doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan;
  • Chuyên viên Marketing, tổ chức sự kiện, giao dịch thương mại, văn phòng trong các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng tiếng Trung;
  • Hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên tại các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn quốc tế;
  • Giảng dạy tiếng Hán và văn hóa Trung Quốc tại trường Đại học, Cao đẳng,…

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

Để học tốt ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, bạn cần có những tố chất sau:

  • Có năng khiếu về ngoại ngữ
  • Yêu thích tiếng Trung và văn hóa Trung Quốc
  • Chăm chỉ, nhẫn nại và có trí nhớ tốt
  • Năng động, hướng ngoại và đam mê khám phá những điều mới
  • Thích làm việc trong môi trường quốc tế
CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH NGÀNH Ngôn ngữ Trung Quốc

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2022 2023
1 Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM 15 15
2 Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM 20 16
3 Trường Đại học Sao Đỏ 17 18
4 Trường Đại học Phú Xuân 15 16
5 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 26.5 22.5
6 Trường Đại học Mở TP.HCM 24.1 25
7 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 24.73 24.86
8 Trường Đại học Mở TP.HCM 24.1 24.1
9 Trường Đại học Hà Nội 35.92 35.75
10 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 0 32.2
11 Học viện Phòng Không – Không Quân 22.82 24.73
12 Trường Đại học Hà Nội 35.1 34.82
13 Trường Đại học Đông Á 15 15
14 Trường Đại học Văn Hiến 21 23.51
15 Học viện Phòng Không – Không Quân 28.25 27.97
16 Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên 22.3 24
17 Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai 19.5 23.5
18 Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Huế 21 23
19 Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại Học Đà Nẵng 24.43 24.78
20 Trường Đại học Trưng Vương 15 15
21 Trường Đại học Hùng Vương 17 17
22 Trường Đại học Quảng Bình 15 15
23 Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại Học Đà Nẵng 24.43 0
24 Trường Đại học Hải Phòng 29.5 27.5
25 Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu 15 15
26 Trường Đại học Lạc Hồng 15.5 15
27 Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội 35.32 35.55
28 Trường Đại học Hà Tĩnh 15 16
29 Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội 33.02 25.31
30 Trường Đại học Công nghệ Miền Đông 0 15
31 Trường Đại học Duy Tân 14 14
32 Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang 15 15
33 Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị 0 15
34 Trường Đại học Phenikaa 23.75 23
35 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 0 25.8
36 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 25.4 0
37 Trường Đại học Quy Nhơn 19.5 22.25
38 Trường Đại học Thủ Dầu Một 18 22.75
39 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 25.9 0
40 Trường Đại học Ngoại thương 36.6 28.5
41 Trường Đại học Thành Đông 14 14
42 Trường Đại học Đồng Tháp 16 18
43 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 24.25 24.5
44 Trường Đại học Văn Lang 18 16
45 Trường Đại học Mở Hà Nội 31.77 32.82
46 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 15 15
47 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 24.5 24.8
48 Trường Đại học Công thương TP.HCM 24 21
49 Trường Đại học Sư phạm TP.HCM 24.6 24.54
50 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng 15 15
51 Trường Đại học Thương mại 0 26.9
52 Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM 19 18
53 Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 14 21
54 Trường Đại học Thủy lợi (CS Phía Bắc) 0 24.45
55 Trường Đại học Trà Vinh 15 18
56 Trường Đại học Đông Á 0 15
57 Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 17 17
58 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 37 0
59 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 0 21

Xét điểm học bạ THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2022 2023
1 Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM 15 15
2 Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM 23 19.75
3 Trường Đại học Sao Đỏ 20 20
4 Trường Đại học Phú Xuân 18 18
5 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 0 22.5
6 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 27.1 0
7 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 0 36
8 Trường Đại học Đông Á 18 6
9 Trường Đại học Văn Hiến 18 18
10 Học viện Phòng Không – Không Quân 26.04 26.34
11 Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên 26.7 25.85
12 Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai 19.5 23.5
13 Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Huế 26 25.5
14 Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại Học Đà Nẵng 27.58 27.21
15 Trường Đại học Trưng Vương 17 17
16 Trường Đại học Hùng Vương 18 18
17 Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại Học Đà Nẵng 27.58 0
18 Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu 18 18
19 Trường Đại học Lạc Hồng 18 18
20 Trường Đại học Hà Tĩnh 15 18
21 Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội 36.5 26.83
22 Trường Đại học Công nghệ Miền Đông 0 18
23 Trường Đại học Duy Tân 18 18
24 Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang 23 23
25 Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị 0 18
26 Trường Đại học Phenikaa 27.5 25
27 Trường Đại học Quy Nhơn 26.5 26
28 Trường Đại học Thủ Dầu Một 22 26.2
29 Trường Đại học Thành Đông 18 18
30 Trường Đại học Đồng Tháp 24 25
31 Trường Đại học Văn Lang 16 18
32 Trường Đại học Mở Hà Nội 0 21
33 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 6 6
34 Trường Đại học Công thương TP.HCM 25.5 24
35 Trường Đại học Sư phạm TP.HCM 26.48 27.57
36 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng 0 18
37 Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM 18 18
38 Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 19.5 19.5
39 Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 19.5 19.5
40 Trường Đại học Thủy lợi (CS Phía Bắc) 0 28.51
41 Trường Đại học Trà Vinh 19.55 23
42 Trường Đại học Đông Á 0 6
43 Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 18 18
44 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 33 0

Xét điểm thi ĐGNL, ĐGTD

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2022 2023
1 Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM 500 500
2 Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM 600 550
3 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 0 800
4 Trường Đại học Đông Á 0 600
5 Trường Đại học Văn Hiến 550 550
6 Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại Học Đà Nẵng 0 760
7 Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu 600 0
8 Trường Đại học Lạc Hồng 600 600
9 Trường Đại học Công nghệ Miền Đông 0 530
10 Trường Đại học Duy Tân 600 650
11 Trường Đại học Phenikaa 95 0
12 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 820 800
13 Trường Đại học Quy Nhơn 650 700
14 Trường Đại học Thủ Dầu Một 550 770
15 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 820 725
16 Trường Đại học Đồng Tháp 615 615
17 Trường Đại học Văn Lang 650 650
18 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 550 550
19 Trường Đại học Công thương TP.HCM 650 650
20 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng 0 600
21 Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM 600 600
22 Trường Đại học Trà Vinh 400 500
23 Trường Đại học Đông Á 0 600
24 Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 700 700
25 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 800 0