Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

Mã ngành: 7850101

Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường là gì?

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường là ngành học cung cấp những kiến thức cơ bản để quản lý các loại tài nguyên thiên nhiên và môi trường như: quản lý đất đai, quản lý tài nguyên nước, rừng, khoáng sản, khí hậu và môi trường.

Học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường là học gì?

Sinh viên theo học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường được trang bị kiến thức nền tảng, áp dụng tri thức toán, khoa học tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường; phân tích ảnh hưởng của chính sách, pháp luật trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường; đánh giá công tác quản lý tài nguyên, môi trường để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng nguồn tài nguyên và môi trường đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững của Việt Nam và toàn cầu.

Sinh viên còn được trang bị kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị hiện đại phục vụ hiệu quả công tác quản lý tài nguyên và môi trường; kỹ năng điều tra, thu thập, xử lý thông tin phục vụ việc giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường; thực hiện thành thạo các nghiệp vụ hành chính, pháp lý liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

Học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau như:

  • Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương như: Bộ/Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ/Sở Khoa học và Công nghệ, Bộ/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng, ban liên quan đến công tác quản lý tài nguyên và môi trường.
  • Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
  • Nhân viên trong các tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các đơn vị tư vấn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường, trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch rừng, quy hoạch môi trường…
  • Cán bộ nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các đề tài vào thực tiễn thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, trường đại học.
  • Tự làm chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

Để có thể làm việc lâu dài trong ngành Quản lý tài nguyên và môi trường bạn cần có những tố chất sau đây:

  • Có lập trường, tư tưởng vững vàng;
  • Ý thức tổ chức kỷ luật, chịu được áp lực công việc cao;
  • Năng động, tự tin, sáng tạo;
  • Có sức khỏe tốt;
  • Có kỹ năng chuyên môn và chuyên nghiệp;
  • Trung thực, chủ động;
  • Có trách nhiệm cao với công việc; Thái độ giao tiếp lịch sự;
  • Có ý thức xây dựng môi trường làm việc thân thiện.
CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH NGÀNH Quản lý tài nguyên và môi trường

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên 15 0
2 Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên 15 0
3 Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai 15 0
4 Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang 15 0
5 Phân hiệu trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai 15 0
6 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 15 0
7 Trường Đại học Công thương TP.HCM 16 0
8 Trường Đại học Nam Cần Thơ 15 0
9 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM 18.5 0
10 Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 15 0
11 Trường Đại học Tài Nguyên Môi Trường TP.HCM 16 0
12 Đại học Bách khoa Hà Nội 21 0
13 Trường Đại học Tài Nguyên Môi Trường TP.HCM 15 0
14 Trường Đại học Quảng Bình 15 0
15 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 21 0
16 Trường Đại học Thủ Dầu Một 15.5 0
17 Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM 16.5 0
18 Trường Đại học Kiên Giang 14 0
19 Trường Đại học Tây Bắc 15 0
20 Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM 54 0
21 Trường Đại học Lâm nghiệp 15 0
22 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 19 0
23 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội 21 0
24 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 15 0
25 Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 19 0
26 Trường Đại học Khoa Học - Đại học Huế 15.5 0
27 Trường Đại học An Giang - ĐHQG TP.HCM 20.88 0
28 Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 15.9 0
29 Trường Đại học Hồng Đức 15 0
30 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 26.4 0
31 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 18 0
32 Trường Đại học Đồng Tháp 15 0
33 Trường Đại học Trà Vinh 15 0
34 Trường Đại Học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng 17 0
35 Trường Đại học Quy Nhơn 15 0
36 Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM 54 0
37 Trường Đại học Vinh 17 0
38 Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 16 0
39 Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 19 0
40 Trường Đại học Cần Thơ 19.8 0
41 Trường Đại học Duy Tân 15.5 0

Xét điểm học bạ THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên 15 0
2 Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên 15 0
3 Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai 15 0
4 Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang 23 0
5 Phân hiệu trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai 18 0
6 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 6 0
7 Trường Đại học Công thương TP.HCM 20 0
8 Trường Đại học Nam Cần Thơ 18 0
9 Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 18 0
10 Trường Đại học Tài Nguyên Môi Trường TP.HCM 18 0
11 Trường Đại học Tài Nguyên Môi Trường TP.HCM 18 0
12 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 23 0
13 Trường Đại học Thủ Dầu Một 22.7 0
14 Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM 24.36 0
15 Trường Đại học Kiên Giang 15 0
16 Trường Đại học Tây Bắc 18 0
17 Trường Đại học Lâm nghiệp 18 0
18 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 19 0
19 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội 21 0
20 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 18 0
21 Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 21 0
22 Trường Đại học Khoa Học - Đại học Huế 18 0
23 Trường Đại học An Giang - ĐHQG TP.HCM 25.1 0
24 Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 15 0
25 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 20 0
26 Trường Đại học Đồng Tháp 19 0
27 Trường Đại học Trà Vinh 18 0
28 Trường Đại Học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng 23.91 0
29 Trường Đại học Quy Nhơn 18 0
30 Trường Đại học Vinh 18 0
31 Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 18 0
32 Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 21 0
33 Trường Đại học Cần Thơ 24 0

Xét điểm thi ĐGNL, ĐGTD

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 550 0
2 Trường Đại học Công thương TP.HCM 600 0
3 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM 650 0
4 Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 60 0
5 Trường Đại học Tài Nguyên Môi Trường TP.HCM 600 0
6 Đại học Bách khoa Hà Nội 50.6 0
7 Trường Đại học Tài Nguyên Môi Trường TP.HCM 600 0
8 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 75 0
9 Trường Đại học Thủ Dầu Một 600 0
10 Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM 704 0
11 Trường Đại học Kiên Giang 550 0
12 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội 82 0
13 Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 680 0
14 Trường Đại học An Giang - ĐHQG TP.HCM 600 0
15 Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 600 0
16 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 50 0
17 Trường Đại học Đồng Tháp 615 0
18 Trường Đại học Trà Vinh 500 0
19 Trường Đại Học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng 685 0
20 Trường Đại học Quy Nhơn 700 0
21 Trường Đại học Vinh 18 0
22 Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 650 0
23 Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 680 0
24 Trường Đại học Duy Tân 650 0