Ngành Khoa học máy tính

Mã ngành: 7480101

Thởi đại ngày nay những việc làm nặng nhọc, tính toán dần được thay thế bởi máy tính. Và vì thế nhu cầu nhân lực ngày càng chú trọng về các công nghệ này. Vì vậy việc học và hiểu biết về công nghệ này là một lợi thế với các bạn sinh viên. Và ngành Khoa học máy tính chính là nơi cung cấp cho bạn một con đường rõ ràng và những nền tảng quan trọng nhất để làm việc với công nghệ của tương lai. 

Vậy nó là gì, học như thế nào và làm được gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Ngành Khoa học máy tính là gì?

Khoa học Máy tính(Computer science) là ngành nghiên cứu về máy tính và các hệ thống tính toán, quy trình và cách hoạt động của máy tính, cải thiện và nâng cao hiệu suất cho các thuật toán, công nghệ mới, giao tiếp giữa máy tính và con người. Thông qua ngành này giúp các bạn  có thể xây dựng các phẩm phần mềm trí tuệ nhân tạo, máy học...

Một số hướng đi của ngành này bao gồm: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, Học máy (Machine Learning), Đồ họa và xử lý ảnh(Digital Image Processing),...

Học Khoa học máy tính cần chuẩn bị những gì?

Đầu tiên các bạn phải chuẩn bị tâm lý thật vững vì đây là ngành học rất khó và các môn học chuyên ngành cơ sở khá hàn lâm. Và điều quan trọng hơn nữa là khi bạn bước vô ngành này thì bạn cực dễ sốc tâm lý vì xung quanh bạn toàn là mấy bạn chuyên Tin (khi bạn chỉ mới biết cin, cout thì tụi nó đã biết KMP,DP,Suffix Array..., à có đứa còn có giải quốc gia nữa chứ) Thật sự mình đã từng sốc cực khi mới học vì vậy mừng mong các bạn luôn lạc quan và cố gắng đi theo chúng nó chứ đừng từ bỏ nhé !

Tiếp theo đó là hãy trang bị cho mình một kiến thức toán học thật vững vì không chỉ ngành KHMT không đâu mà  các ngành CNTT khác đều yêu cầu rất nặng về Toán. À và Toán ở đây là khả năng giải quyết vấn đề, cách suy nghĩ về vấn đề đó chứ không phải toán cấp 3 đâu nên nếu bạn cảm thấy bạn có tư duy tốt thì vẫn theo được ngành này nha. Riêng các bạn có định hướng theo các ngành về AI,ML... thì cần tập trung vào việc học toán khi lên đại học nhé vì nếu bạn học không tốt các môn Giải Tích,DSTT,XSTK thì khi học các chuyên ngành này sẽ khá mệt đấy.

Khả năng tự học : Lên đại học thì các bạn sẽ không thể học theo cách thầy cô bảo gì thì học ấy như lúc cấp 3 được mà các bạn buộc phải chủ động tìm hiểu và đọc qua các tài liệu về môn học đó trước vì nó sẽ giúp bạn tiếp thu bài giảng thầy cô tốt hơn. Và đặc biệt hơn là lên đại học chỉ dạy bạn những kiến thức nền tảng nhất nên các bạn buộc phải tìm hiểu về các công nghệ mới và ứng dụng những gì mình đã học để có thể làm việc được nhé

Khả năng ngoại ngữ: đối với ngành này thì ngoại ngữ là điều tối quan trọng, vì thế hãy luôn đầu tư ngoại ngữ của mình ngay từ bây giờ nhé, vì nếu bạn có khả năng ngoại ngữ tốt thì bạn có thể offer vào các công ty lớn, công ty nước ngoài và quan trọng nhất là dễ dàng đọc  và xem các tài liệu tiếng anh. 2 ngoại ngữ mà dân CNTT mình cần nhất là tiếng Nhật với Tiếng Anh

Những vị trí việc làm sau khi học Khoa học máy tính

Đối với các bạn chuyên ngành công nghệ tri thức và máy học:  lập trình viên tại các doanh nghiệp về CNTT; chuyên viên nghiên cứu và phát triển các công nghệ tri thức, các sản phẩm mang tính thông minh; cán bộ nghiên cứu khoa học ở các trường, viện, trung tâm, công ty công nghệ...

Đối với các bạn chuyên ngành Thị giác máy tính và đa phương tiện:lập trình đồ họa game, chuyên viên xử lý ảnh ,video,thực tại ảo, cán bộ ở các trường, viện trung tâm nghiên cứu...

Đối với các bạn chuyên ngành Xử lý ngôn ngữ tự nhiên: chuyên viên nghiên cứu và phát triển các công nghệ, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến xử lý ngôn ngữ tự nhiên như: trợ lý ảo, từ điển, dịch tự động,… ; cán bộ giảng dạy,…

CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH NGÀNH Khoa học máy tính

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM 79.84 0
2 Trường Đại học Kỹ Thuật - Công Nghệ Cần Thơ 20.4 0
3 Trường Đại học Xây dựng 23.91 0
4 Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn 17 0
5 Trường Đại học CMC 23 0
6 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 17 0
7 Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin - ĐHQG TP.HCM 26.9 0
8 Viện nghiên cứu và đào tạo Việt - Anh - Đại học Đà Nẵng 17 0
9 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội 34.7 0
10 Trường Đại học Việt Đức 22 0
11 Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên 16.5 0
12 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 26.55 0
13 Trường Đại học Giao thông Vận tải 25.24 0
14 Trường Đại học Văn Hiến 16.15 0
15 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 16 0
16 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 15 0
17 Trường Đại học Quốc Tế - ĐHQG TP.HCM 25 0
18 Trường Đại học Xây dựng 22.9 0
19 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 25.05 0
20 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM 28.05 0
21 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 33.35 0
22 Trường Đại học Đại Nam 15 0
23 Trường Đại học Phenikaa 23 0
24 Trường Đại học Nam Cần Thơ 15 0
25 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 35.35 0
26 Trường Đại học Mở TP.HCM 24 0
27 Trường Đại học Mở TP.HCM 22.7 0
28 Trường Đại học Đồng Tháp 15 0
29 Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM 75.63 0
30 Trường Đại học Vinh 18 0
31 Đại học Kinh tế TP.HCM 23.4 0
32 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 15 0
33 Trường Đại học Cần Thơ 24.4 0
34 Trường Đại học Duy Tân 14 0
35 Trường Đại học Duy Tân 15.5 0
36 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 32.25 0
37 Trường Đại học Quốc Tế - ĐHQG TP.HCM 21 0
38 Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM 66.76 0
39 Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 23.5 0
40 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 31 0
41 Đại học Bách khoa Hà Nội 29.42 0
42 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 31 0
43 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 26 0
44 Đại học Bách khoa Hà Nội 24.96 0

Xét điểm học bạ THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Trường Đại học Kỹ Thuật - Công Nghệ Cần Thơ 22.5 0
2 Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn 18 0
3 Trường Đại học CMC 23 0
4 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 25 0
5 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội 30 0
6 Trường Đại học Việt Đức 8 0
7 Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên 18.5 0
8 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 28.1 0
9 Trường Đại học Văn Hiến 18 0
10 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 16 0
11 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 18 0
12 Trường Đại học Quốc Tế - ĐHQG TP.HCM 27.5 0
13 Trường Đại học Xây dựng 23.63 0
14 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 37.25 0
15 Trường Đại học Đại Nam 18 0
16 Trường Đại học Phenikaa 27 0
17 Trường Đại học Nam Cần Thơ 18 0
18 Trường Đại học Mở TP.HCM 28 0
19 Trường Đại học Mở TP.HCM 28 0
20 Trường Đại học Đồng Tháp 19 0
21 Trường Đại học Vinh 24 0
22 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 18 0
23 Trường Đại học Cần Thơ 28.25 0
24 Trường Đại học Duy Tân 18 0
25 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 34.5 0
26 Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 26 0
27 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 28.5 0
28 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 28.5 0
29 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 28 0

Xét điểm thi ĐGNL, ĐGTD

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Trường Đại học Kỹ Thuật - Công Nghệ Cần Thơ 640 0
2 Trường Đại học Xây dựng 50 0
3 Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn 600 0
4 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 15 0
5 Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin - ĐHQG TP.HCM 915 0
6 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội 150 0
7 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 20.65 0
8 Trường Đại học Giao thông Vận tải 55.53 0
9 Trường Đại học Văn Hiến 550 0
10 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 75 0
11 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 600 0
12 Trường Đại học Quốc Tế - ĐHQG TP.HCM 850 0
13 Trường Đại học Xây dựng 50 0
14 Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin - ĐHQG TP.HCM 915 0
15 Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin - ĐHQG TP.HCM 915 0
16 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM 1035 0
17 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 880 0
18 Trường Đại học Đồng Tháp 615 0
19 Trường Đại học Vinh 18 0
20 Trường Đại học Duy Tân 650 0
21 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 800 0
22 Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 700 0
23 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 650 0
24 Đại học Bách khoa Hà Nội 83.9 0
25 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 700 0
26 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 700 0
27 Đại học Bách khoa Hà Nội 60.12 0