Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Mã ngành: 7510303

Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì ?

Có thể hiểu, Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…

Cụ thể, nếu theo học chương trình đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn thuộc một trong các lĩnh vực như Điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động; Tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp; Lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot;…

Nhu cầu của ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta đang bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến tự động hóa. Phải khẳng định rằng, hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành này luôn có thu nhập cao và không bao giờ sợ thất nghiệp trong hiện tại và cả tương lai.

Học ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là học gì ?

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa trang bị cho sinh viên kiến thức về: lý thuyết mạch điện – điện tử, kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh, các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại, lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, điều khiển điện tử công suất và truyền động điện… Học ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa sinh viên được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì các hệ thống điều khiển và tự động hóa, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền thông công nghiệp, hệ thống đo lường thông minh…

Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Để theo đuổi và thành công với ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, bạn cần những tố chất sau:
1/ Siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó tìm tòi: Làm việc trong lĩnh vực tự động hóa, bạn thường xuyên phải mày mò với máy móc, thiết bị, lặp đi lặp lại những quy trình công nghệ. Chính vì vậy, người làm Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa rất cần sự nhẫn nại, kiên trì, chịu khó. Nếu không có sự kiên trì và nhẫn nại, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc trước những vấn đề cần sự tỉ mỉ. Ngoài ra, sẽ là lợi thế nếu bạn thông minh, năng động và cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích sự chuẩn xác.

2/ Có tư duy logic, đam mê kỹ thuật, nhất là lĩnh vực tự động hóa: Bất cứ ngành nào thuộc lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ cũng đòi hỏi cao về tư duy logic và sự đam mê về kỹ thuật, công nghệ. Riêng đối với ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, được xem là một bước phát triển cao của kỹ thuật thì những yêu cầu này lại càng gần như là bắt buộc.

3/ Thích nghiên cứu, sáng tạo, chủ động trong công việc: Công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kỹ thuật tiên tiến hôm nay có thể vài ngày sau đã trở thành lỗi thời. Do đó, ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cần bạn phải liên tục nghiên cứu, chủ động trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới.

Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra trường làm gì?

Đúng như tên gọi, ngành này thực hiện điều điều khiển và tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp trong các nhà máy. Kỹ thuật điều kiển có một cơ sở nền tảng khoa học vững chắc, đảm bảo cho việc điều khiển một cách nhanh chóng, chính xác đạt hiệu suất cao với các dây chuyền sản xuất phức tạp.Với sự ra đời của các mạch điều khiển điện tử, các cảm biến tự động, thủy lực, khí nén... người ta có đủ cơ sở và công cụ để tăng lên mức tự động hóa của các máy móc công nghiệp.

Tuy vậy, với xu thế phát triển của xã hội, một vấn đề đặt ra là nhu cầu của con người thay đổi quá nhanh, nhu cầu sản xuất sản phẩm thay đổi liên tục. Mỗi lần thay đổi sản xuất sản phẩm mới là mỗi lần phải thay đổi lại toàn bộ các máy móc thiết bị, dẫn đến các hệ thống sản xuất dễ bị lỗi thời. Yêu cầu bức thiết đặt ra là làm sao để một dây chuyền có thể sản xuất linh hoạt với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau mà không cần phải thay thế, làm lại các thiết bị máy móc.

Do đó, sự ra đời tiếp theo của PLC và máy tính cùng với sư phát triển khoa học điều khiển... hệ thống sản xuất linh hoạt như yêu cầu ở trên đã trở thành hiện thực và trở nên phổ biến. Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là một ngành khá rộng, liên quan đến hầu hết mọi kỹ thuật khoa học công nghệ hiện đại nhất cho sản xuất.

Sinh viên tốt nghiệp Ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có thể công tác tại các Viện Nghiên cứu Điện tử – tin học – Tự động hóa, Viện ứng dụng công nghệ, Trung tâm thiết kế vi mạch, các Khu công nghệ cao,… Giảng viên hoặc chuyên viên nghiên cứu tại các trường Đại học có chuyên ngành Điều khiển tự động trong nước; Các doanh nghiệp sản xuất trong nước và nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực; Các doanh nghiệp tư vấn kỹ thuật, kinh doanh thiết bị tự động hoặc chuyển giao công nghệ;...

CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH NGÀNH Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2022 2023
1 Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên 18 16
2 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 17 16.5
3 Trường Đại học Công nghệ Đông Á 16 18
4 Trường Đại học Điện Lực 23.25 23
5 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 15 15
6 Trường Đại học Công nghiệp Vinh 20 15
7 Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì 15 16
8 Học viện Hàng không Việt Nam 17 16
9 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 15 16
10 Trường Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội 27.25 27.1
11 Trường Đại học Công thương TP.HCM 21 16.5
12 Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh 15 15
13 Trường Đại học Kiên Giang 14 15
14 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 17 18
15 Trường Đại học Kỹ Thuật - Công Nghệ Cần Thơ 23 21.8
16 Trường Đại học Tiền Giang 15 15
17 Trường Đại học Mở Hà Nội 22.65 22.45
18 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng 22.75 22.25
19 Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 23.5 23.5
20 Trường Đại học Đà Lạt 16 16
21 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp - Cơ sở Nam Định 18.5 18.5
22 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp - Cơ sở Hà Nội 23 23.3
23 Trường Đại học Trà Vinh 15 15
24 Trường Đại học Hải Phòng 15 16
25 Trường Đại học Lạc Hồng 16 15.6
26 Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên 20 19
27 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 25.85 25.47
28 Trường Đại học Đông Á 15 15
29 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 15 15
30 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 15 15
31 Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 23.5 23.5
32 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 24.8 25.15
33 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 24.8 24.6
34 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 24.8 26.3
35 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 24.8 0

Xét điểm học bạ THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2022 2023
1 Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên 18 18.5
2 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 22 23
3 Trường Đại học Công nghệ Đông Á 18 0
4 Trường Đại học Điện Lực 22.5 25.5
5 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 18 18
6 Trường Đại học Công nghiệp Vinh 23 18
7 Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì 18 18
8 Học viện Hàng không Việt Nam 21 0
9 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 15 16
10 Trường Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội 0 26
11 Trường Đại học Công thương TP.HCM 21.5 20
12 Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh 18 18
13 Trường Đại học Kiên Giang 16 16
14 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 19 19
15 Trường Đại học Kỹ Thuật - Công Nghệ Cần Thơ 26.3 22.6
16 Trường Đại học Tiền Giang 18 18
17 Trường Đại học Mở Hà Nội 0 19
18 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng 25.88 26.16
19 Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 27 24.5
20 Trường Đại học Đà Lạt 18 18
21 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp - Cơ sở Nam Định 20.5 20.5
22 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp - Cơ sở Hà Nội 25.5 25.5
23 Trường Đại học Trà Vinh 18 18
24 Trường Đại học Hải Phòng 20 20
25 Trường Đại học Lạc Hồng 18 18
26 Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên 20 22
27 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 29.09 0
28 Trường Đại học Đông Á 18 6
29 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 18 18
30 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 18 18
31 Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 27 24.5
32 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 28 27
33 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 28 28
34 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 28 27.75
35 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 28 0

Xét điểm thi ĐGNL, ĐGTD

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2022 2023
1 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 17 15
2 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 600 600
3 Học viện Hàng không Việt Nam 750 0
4 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 75 75
5 Trường Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội 24 23.5
6 Trường Đại học Công thương TP.HCM 600 600
7 Trường Đại học Kiên Giang 550 550
8 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 0 17
9 Trường Đại học Kỹ Thuật - Công Nghệ Cần Thơ 616.25 788.25
10 Trường Đại học Tiền Giang 600 0
11 Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 800 800
12 Trường Đại học Đà Lạt 15 15
13 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp - Cơ sở Nam Định 16.2 16.5
14 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp - Cơ sở Hà Nội 17.25 17
15 Trường Đại học Trà Vinh 400 500
16 Trường Đại học Lạc Hồng 600 600
17 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 15.61 0
18 Trường Đại học Đông Á 0 600
19 Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM 800 720
20 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 0 22.75
21 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 0 22.25
22 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 0 22