Từ nay đến kết thúc năm học: Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy và học trực tuyến

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các đơn vị, cơ sở giáo dục linh hoạt, chủ động điều chỉnh thời gian kiểm tra HKII cho phù hợp với tình hình, đồng thời chủ động chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản trong dạy và học trực tuyến từ nay đến kết thúc năm học, kịp thời ứng phó với diễn biến dịch, đảm bảo không gián đoạn việc học của học sinh.


Ông Nguyễn Văn Hiếu (ngoài cùng bên trái)- Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM

Ông Nguyễn Văn Hiếu - Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đã có cuộc trao đổi với phóng viên Giáo dục TP.HCM xung quanh vấn đề về tổ chức kiểm tra HKII, tổ chức dạy học và ôn tập cho học sinh chuẩn bị các kỳ thi sắp tới trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường.

Phóng viên: Thời điểm này, các nhà trường đang thực hiện kiểm tra kết thúc HKII năm học 2020-2021. Theo kế hoạch, thời gian kiểm tra HKII sẽ diễn ra trong 3 tuần, từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5. Với tình hình dịch như hiện nay, thời gian kiểm tra HKII sẽ được điều chỉnh như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Hiếu: Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, Sở GD-ĐT TP trao toàn quyền chủ động cho thủ trưởng các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện kiểm tra kết thúc HKII. Việc chủ động không chỉ là chủ động trong thời gian kiểm tra, linh hoạt rút ngắn thời gian kiểm tra HKII mà còn chủ động trong cách thức tổ chức kiểm tra, có thể chỉ kiểm tra tập trung ở một số môn còn lại là tổ chức kiểm tra ngay tại lớp. Tuy nhiên, việc linh hoạt tổ chức kiểm tra cần phải đảm bảo phụ huynh, học sinh không bị động, có sự chuẩn bị tốt nhất, song song đó phải đảm bảo chất lượng kỳ kiểm tra, đảm bảo kiểm tra một cách nghiêm túc, đầy đủ nội dung theo đúng yêu cầu.

Thưa ông, trước diễn biến dịch Covid-19 như hiện nay, để đảm bảo phòng chống dịch, các nhà trường có được phép tổ chức dạy và học trực tuyến kết thúc năm học không?.

Ông Nguyễn Văn Hiếu: Hiện nay, học sinh tại TP.HCM vẫn đang đến trường học bình thường. Do đó, cho đến thời điểm này, các nhà trường vẫn cần phải thực hiện nghiêm túc việc tổ chức dạy học trực tiếp theo đúng kế hoạch năm học, đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch trong nhà trường theo quy định 5K của Bộ Y tế và các khuyến cáo, đề nghị của UBND TP, của Sở GD-ĐT TP.

Việc dạy và học trực tuyến để kết thúc năm học chỉ được thực hiện khi có chỉ đạo của UBND TP, của Sở GD-ĐT TP, căn cứ theo diễn biến của dịch Covid-19. Mặc dù vậy, các nhà trường cần phải chủ động xây dựng phương án dạy học trực tuyến, dạy trên internet, dạy trên phần mềm để sẵn sàng ứng phó với diễn biến của dịch, đảm bảo không gián đoạn việc học của học sinh dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Theo kế hoạch, chỉ còn khoảng trên 20 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh 10 TP.HCM năm 2021 sẽ diễn ra. Với tình hình dịch Covid-19 diễn biến khó lường như hiện nay, kỳ thi có ảnh hưởng gì không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Hiếu: Cho đến thời điểm này, kỳ thi Tuyển sinh 10 TP.HCM năm 2021 vẫn giữ ổn định về thời gian thi và nội dung thi, cấu trúc đề thi và hình thức thi như đã công bố trước đó. Cụ thể, kỳ thi sẽ diễn ra vào ngày 2-6 và ngày 3-6, với 3 môn thi là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Nội dung thi nằm trong chương trình THCS, chủ yếu là chương trình lớp 9.

Việc ôn tập thi tuyển sinh 10 cho học sinh, các trường sẽ dạy đến đâu ôn đến đó. Với những học sinh thi vào lớp 10 chuyên, nhà trường cũng nên tổ chức cho học sinh ôn tập ở các môn chuyên vào buổi thứ 2, mở rộng kiến thức cho học sinh.

Trước thay đổi hệ số xét tuyển vào lớp 10 năm nay khi cả 3 môn thi đều được tính theo hệ số 1, học sinh phụ huynh không nên quá hoang mang, lo lắng mà nên có kế hoạch ôn tập đồng đều ở cả 3 môn, không học lệch, học tủ, rà soát lại các nội dung kiến thức còn yếu ở từng môn để có sự bổ sung phù hợp, nắm chắc các kiến thức cơ bản từng môn.

Đối với học sinh lớp 12, các nhà trường nên tổ chức ôn tập cho học sinh như thế nào để chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ năm 2021?.

Ông Nguyễn Văn Hiếu: Bộ GD-ĐT đã mới đây ban hành kế hoạch tổ chức ôn tập đối với học sinh lớp 12, chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Căn cứ vào kế hoạch đồng thời dựa trên đề tham khảo mà Bộ GD-ĐT đã công bố trước đó, các trường THPT tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị mình.

Việc ôn tập cần được tổ chức theo nhu cầu của học sinh, tổ chức theo các nhóm đối tượng, phân nhóm phù hợp với trình độ học sinh, không gây quá tải, áp lực và đảm bảo sức khoẻ cho học sinh, tuyệt đối không được tổ chức ôn theo lớp ở cùng một nội dung. Trong quá trình ôn tập, nhà trường cần chú trọng trang bị, củng cố cho học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình cấp THPT, tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 12. Các nhà trường cũng cần thực hiện rà soát các đối tượng học sinh gặp khó khăn trong học tập để có các hình thức hỗ trợ phù hợp, tạo điều kiện giúp đỡ các em hoàn thành tốt kỳ thi, xa hơn là đạt được các nguyện vọng vào các trường ĐH, CĐ.

Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, việc ôn tập cần phải đảm bảo các yêu cầu phòng dịch, thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống dịch trong nhà trường.

Xin cảm ơn ông!

Yến Hoa (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú của các gian tư vấn tại Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2024 dành cho thí sinh.
Nằm trong chuỗi Chương trình tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh năm 2024 do tạp chí Giáo dục TP.HCM kết hợp với Sở GD – ĐT và Đài Phát thanh - truyền hình..
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhấn mạnh sự ra đời Câu lạc bộ (CLB) là sự kiện lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng với giáo dục đại học Việt Nam.
Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng DN kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (TVDH) lớn nhất cả nước. Để các DN hoạt động lành mạnh và phát triển bền vững, ngành giáo dục Thủ đô đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp; đồng thời lắng nghe ý kiến từ cơ sở.
Phát triển dựa vào khoa học công nghệ, trong đó có chuyển đổi số, phát triển ngành bán dẫn là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Sáng 15/12, trường đại học Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến lần thứ 8, trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tầm nhìn 2045.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề