Nên chọn nghề trước khi chọn trường

Nhiều chuyên gia khuyên các học sinh không nên chạy theo ngành “hot”, thay vào đó căn cứ năng lực, sở thích của cá nhân để lựa chọn ngành nghề theo học tại các trường đại học.

PGS. TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa các Khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho rằng, thực tế qua nhiều mùa tuyển sinh cho thấy vẫn có thí sinh lúng túng trong chọn ngành, nghề.

>> Trắc nghiệm ngành nghề phù hợp

Nhiều học sinh vẫn băn khoăn khi chọn nghề

Theo ông Nam, không phải tất cả học sinh chọn học ngành nào sau này ra trường đều sẽ theo đuổi, làm việc theo ngành nghề đó đến suốt đời. Ở độ tuổi tốt nghiệp THPT, nhiều em chưa hiểu hết bản thân muốn gì, chọn ngành nào phù hợp nên càng phải tìm hiểu kỹ càng. Khi tìm hiểu ngành nghề nào, các em cần cập nhật thông tin liên quan đến chương trình đào tạo, yêu cầu về năng lực, sau khi tốt nghiệp ngành nghề đó có thể làm được ở những vị trí công việc nào… “Nếu đã cảm thấy phù hợp thì nên đăng ký lựa chọn dù đó không phải là ngành “hot” và nhớ chọn nghề trước khi lựa chọn trường”, ông Nam nói.

“Khi lựa chọn ngành nghề, các em phải ý thức việc lựa chọn là chọn cho chính mình. Đó sẽ là ngành bản thân theo học suốt 4 -5 năm, làm việc hàng chục năm nên cần tính toán đến năng lực, sở thích, đặc điểm tâm lý, tính cách bản thân có phù hợp hay không, điều kiện kinh tế gia đình có đáp ứng không”. Thầy Vũ Khắc Ngọc

Ông Nam cũng khuyên học sinh tham khảo số liệu Bộ GD&ĐT thống kê về các nhóm ngành được đăng ký nhiều trong những năm gần đây xem điểm số, năng lực bản thân có phù hợp. Đó là những ngành đang thu hút sự quan tâm, bắt kịp xu hướng phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những ngành nghề đang có rất ít học sinh đăng ký như: Nông lâm nghiệp và thuỷ sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội. Dù ngành có ít học sinh lựa chọn nhưng nếu các em có năng lực, đam mê sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận học bổng hoặc phát triển sự nghiệp ở các lĩnh vực.
Thầy Vũ Khắc Ngọc, chuyên gia giáo dục của Hệ thống Giáo dục Học Mãi, người có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho học sinh, phụ huynh trong việc lựa chọn ngành nghề nói rằng, những năm gần đây, học sinh có xu hướng đổ xô vào lựa chọn các nhóm ngành liên quan đến Công nghệ thông tin và Kinh tế. Khi có nhiều người lựa chọn, một số trường phải mở thêm ngành đào tạo trong khi ngành Khoa học cơ bản, Khoa học kỹ thuật công nghệ có nhu cầu nhân lực rất lớn lại ế ẩm. Nhiều trường tuyển được học sinh nhưng điểm đầu vào không cao, chất lượng nhân lực không tốt hoặc thậm chí không tuyển nổi, phải đóng cửa.

Thầy Ngọc cảnh báo, nếu học sinh chạy đua theo ngành “hot”, về lâu dài ảnh hưởng chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Trong tương lai gần, đất nước buộc phải dịch chuyển sang sản xuất, lắp ráp sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn nhưng khi đó nếu nguồn nhân lực không đáp ứng sẽ vô cùng khó khăn.

Theo Hà Linh/Tiền Phong

Tin cùng chuyên mục

Sáng 14/01, Clevermann đã có mặt tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM để tham gia ngày hội hướng nghiệp, tuyển sinh do tạp chí Giáo dục TPHCM tổ chức hằng năm.
Công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn đang được nhà nước chủ trương phát triển. Trong 10 năm tới, các trường ĐH phải đào tạo 50.000 nhân lực mới có thể đáp ứng nhu cầu cho lĩnh vực này. Vậy hiện nay, Việt Nam có những trường ĐH nào đào tạo ngành học về vi mạch bán dẫn?
Sáng 19/09, sinh viên chương trình tài năng GDU đã được lắng nghe những kỹ năng cần trang bị để gia nhập thị trường làm việc quốc tế...
Nghề Điều dưỡng được tạp chí Entrepreneur (Mỹ) xếp vào Top 10 xu thế ngành nghề hot và quan trọng của thế giới.
Nguyên nhân nào dẫn tới việc hàng ngàn sinh viên không tham gia học tập và giải pháp để tránh tình trạng này là vấn đề các trường ĐH quan tâm
Với sự chuyển biến tích cực của thị trường lao động hiện nay, những người sở hữu tấm bằng cao đẳng vẫn có khả năng cạnh tranh và không còn trầy trật khi đi xin việc.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề