Ngành Quan hệ Công chúng

Mã ngành: 7320108

Ngành Quan hệ công chúng là gì?

Quan hệ công chúng (Public Relations - PR) là thực hiện các công việc, chiến lược cụ thể nhằm thiết lập cầu nối giữa tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng, khách hàng (hiện tại và tiềm năng), nhà đầu tư, giới truyền thông... nhằm định hình, khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm hoặc đơn vị trong toàn bộ hoạt động và tiến trình phát triển.

Hiện nay, nhu cầu tăng cao về định vị thương hiệu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường đội ngũ nhân lực quan hệ công chúng chuyên nghiệp. Do đó, đây là cơ hội nghề nghiệp rất tốt cho những bạn trẻ đam mê lĩnh vực này.

Học Ngành Quan hệ công chúng là học gì?

Theo học Quan hệ Công chúng, sinh viên còn được đào tạo các kiến thức chuyên sâu về hoạt động truyền thông, hiểu rõ chức năng và vai trò của báo chí đối với xã hội, song song đó, còn hiểu thêm về các loại hình báo chí khác như báo nói, báo hình, báo in, báo trực tuyến; hiểu các quy trình hoạt động và sáng tạo truyền thông nhằm phục vụ cho PR. Người học có tư duy, phương pháp tác nghiệp của các loại hình trong báo chí như phỏng vấn, phóng sự, viết tin….

Theo học ngành Quan hệ Công chúng tại  các Trường Đại học, bên cạnh những kiến thức, kỹ năng của ngành học, sinh viên sẽ được chú trọng đào tạo gắn lý thuyết với thực tiễn nghề nghiệp. Sinh viên được đi kiến tập, thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp có quy mô lớn tại các thành phố trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo sẽ được giảng dạy bởi các chuyên gia đầu ngành, những giảng viên có kinh nghiệm thực tế…

Các môn học chuyên ngành tiêu biểu của ngành Quan hệ công chúng:

  • Sản xuất chương trình truyền thông
  • Các chương trình quan hệ công chúng
  • Xây dựng và phát triển thương hiệu
  • Viết và biên tập tin
  • Đàm phán và quản trị xung đột
  • Tổ chức sự kiện
  • Nghệ thuật nói chuyện trước đám đông

Quan hệ công chúng (Public Relations - PR) đã hình thành từ rất lâu, thế nhưng tại Việt Nam đến nay vẫn là một ngành học mới mẻ và nhận được sự quan tâm của các thí sinh qua các mùa tuyển sinh. Kinh tế phát triển cùng với những bước đột phá của công nghệ trong thời đại số cũng là lý do giúp Quan hệ Công chúng định hình ngày càng rõ nét hơn trong lĩnh vực nghề nghiệp.

Học ngành Quan hệ công chúng ra trường làm gì?

Học Quan hệ công chúng, ra trường sinh viên có thể đảm nhận các vị trí:

  • Chuyên viên PR: Làm các công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ… tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ….
  • Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông...
  • Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: Đảm nhận các công việc như trợ lí phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị; trợ lí xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu. Các bạn sẽ làm việc tại các công ty, tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan đến truyền thông.
  • Nghiên cứu và giảng dạy về PR trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lí giảng dạy; Tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lí trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.

Ngành Quan hệ công chúng cần tố chất gì?

Để trở thành một chuyên viên quan hệ công chúng chuyên nghiệp, hoặc làm việc tốt ở các công việc liên quan, bạn cần rèn luyện những tố chất sau:

  • Có đam mê với ngành truyền thông và quảng cáo.
  • Có kỹ năng giao tiếp cuốn hút, hấp dẫn.
  • Có khả năng viết tốt
  • Luôn năng động, hoạt bát, sôi nổi và tràn đầy năng lượng.
  • Luôn tự tin khi đứng trước đám đông.
  • Có kỹ năng đàm phán và thuyết trình tốt.
  • Nhạy bén và tư duy thông minh, sáng tạo.
  • Biết cách tìm kiếm, tổng hợp và phân tích dữ liệu khoa học.
  • Biết xây dựng kế hoạch và lên chiến lược cho từng mục tiêu ngắn hạn/dài hạn trong công việc.
  • Luôn cập nhật các xu hướng mới, các kiến thức mới để làm mới bản thân.
  • Chịu được áp lực của công việc.

Viện PR Thế giới (IPRA) đã định nghĩa: “PR là những nỗ lực bền bỉ được thiết lập có kế hoạch nhằm đạt được và duy trì mối quan hệ tốt và sự hiểu biết lẫn nhau giữa tổ chức và công chúng.” Từ đó chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của hoạt động PR trong việc tạo dựng niềm tin, khẳng định vị thế của tổ chức, doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác.

CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH NGÀNH Quan hệ Công chúng

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Trường Đại học Đại Nam 15 0
2 Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam 24 0
3 Trường Đại học Nguyễn Trãi 20 0
4 Trường Đại học Hoa Sen 15 0
5 Trường Đại học Hòa Bình 15 0
6 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương 14 0
7 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 27.2 0
8 Trường Đại học Yersin Đà Lạt 17 0
9 Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM 20 0
10 Trường Đại học Gia Định 16.5 0
11 Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM 18 0
12 Trường Đại học Văn Lang 18 0
13 Trường Đại học Văn Hiến 24 0
14 Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 18 0
15 Trường Đại học Nam Cần Thơ 15 0
16 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng 15 0
17 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 15 0
18 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 26.75 0
19 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 26.2 0
20 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 27.5 0
21 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 28.78 0
22 Học viện Báo chí và Tuyên truyền 36.52 0
23 Học viện Báo chí và Tuyên truyền 36.02 0
24 Học viện Báo chí và Tuyên truyền 38.02 0
25 Học viện Báo chí và Tuyên truyền 36.52 0
26 Học viện Báo chí và Tuyên truyền 35.47 0
27 Học viện Báo chí và Tuyên truyền 34.97 0
28 Học viện Báo chí và Tuyên truyền 36.97 0
29 Học viện Báo chí và Tuyên truyền 35.47 0