Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ: Đổi mới giáo dục phải là nhu cầu tự thân

Th trưng B GD-ĐT Nguyn Hu Đ phát biu ti hi ngh

Tại Đà Nẵng, Bộ GD-ĐT vừa tổ chức Hội thảo đánh giá các phương pháp đổi mới dạy và học ở trường THCS, THPT.

Tham dự hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: “Trước đây, chúng ta quan niệm GD toàn diện thì HS phải giỏi toàn bộ các môn văn hóa, HS phải thi môn nào giỏi môn đó, nhưng thực tế dạy - học cho thấy HS phát triển theo đúng năng lực, phẩm chất của các em. Với việc chuyển đổi mục tiêu GD theo tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, hướng đến phát triển năng lực người học, các trường học đã bắt đầu có sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc dạy học theo hướng phát triển tính tích cực sáng tạo cho HS, cá biệt hóa đối tượng với việc lấy HS làm trung tâm, hướng vào người học. Với các phương pháp đổi mới dạy học như: Dạy học theo dự án, Bàn tay nặn bột, mô hình lớp học không tường vách, lớp học ngoài đồng ruộng, ở bảo tàng… đã được các địa phương ủng hộ, áp dụng trong các trường học tạo sự ổn định cho chất lượng GD, GV rất tự tin, HS phấn khởi trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. GV thay vì chỉ đóng vai trò chuyển tải kiến thức trong sách giáo khoa thì chuyển sang hướng dẫn cho HS tự tìm tòi, sáng tạo, khám phá và lĩnh hội kiến thức”.

Theo Vụ GD Trung học, trong những năm qua, Bộ GD-ĐT đã tăng cường chỉ đạo khắc phục những hạn chế của chương trình GDPT hiện hành; giao quyền tự chủ trong việc thực hiện chương trình, xây dựng và thực hiện kế hoạch GD nhà trường theo định hướng phát triển năng lực HS; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng tăng cường hoạt động dạy học tích cực, tự lực và sáng tạo của HS; đổi mới quản lý dạy học và GD trong các cơ sở GD trung học. Nhiều cơ sở GD đã tích cực đa dạng hóa các hình thức học tập, ứng dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng CNTT và truyền thông. Nhiều nơi thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học.

Bi dưng đi ngũ giáo dc ph thông ct cán

Cũng tại Đà Nẵng, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội nghị triển khai tập huấn bồi dưỡng đội ngũ giáo viên (GV) và cán bộ quản lý (CBQL) cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT) cốt cán. Tham dự hội nghị có đại diện 7 trường ĐH sư phạm trọng điểm và Học viện Quản lý GD, đội ngũ GV và CBQL cơ sở GDPT cốt cán của 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Tại hội nghị, ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ GD Trung học, Bộ GD-ĐT -  thông tin, chương trình GDPT 2018 thay thế cho chương trình GDPT 2006 sẽ thực hiện từ năm học 2020-2021 theo lộ trình quy định tại Thông tư 32, bắt đầu triển khai cho lớp 1 và thực hiện cuốn chiếu cho các khối lớp khác trong những năm tiếp theo. Bộ GD-ĐT đã tiến hành một khối lượng công việc tương đối lớn để chuẩn bị một đội ngũ GV, CBQL đạt chuẩn, có đủ phẩm chất và năng lực để triển khai thực hiện chương trình GDPT mới. Trong đó, chương trình ETEP là một trong những giải pháp quan trọng trong đổi mới GD do Bộ GD-ĐT chủ trì, tập trung vào việc nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV và CBQL GDPT dựa trên nền tảng tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục ngay tại nhà trường với sự hỗ trợ của giảng viên các trường sư phạm, đội ngũ cốt cán trên cơ sở phát huy hệ thống học tập trực tuyến LMS - TEMIS. Qua đó, GV và CBQL cơ sở GDPT có thể đạt được những chuẩn năng lực nghề nghiệp mới, có thể chủ động ứng phó với những thay đổi của thực tiễn GD và nhu cầu đa dạng của HS phổ thông.

Dự kiến sẽ có khoảng 28.000 GV phổ thông cốt cán được tham gia tập huấn, bồi dưỡng liên tục trong 3 năm (từ năm 2019-2021). Đội ngũ cốt cán này cùng với các chuyên gia của 7 trường sư phạm trọng điểm và Học viện Quản lý GD sẽ hỗ trợ việc tự bồi dưỡng cho khoảng 800.000 GV phổ thông và 70.000 CBQL cơ sở GDPT thông qua mạng internet.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh: “Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29, GD trung học đã có nhiều hoạt động đổi mới phương pháp dạy học với nhiều mô hình có hiệu quả, đạt kết quả tốt… Năng lực đội ngũ GV nhìn chung tiếp cận tốt và đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD. Tuy nhiên, chúng ta phải xác định, đổi mới GD phải là nhu cầu tự thân, là cơ hội để chuyển từ nền GD nặng về truyền thụ kiến thức sang nền GD phát triển về phẩm chất, năng lực HS. Quá trình thực hiện đổi mới GD cũng đã huy động được các nguồn lực xã hội chăm lo cho GD. Việc cải thiện các điều kiện, thành tố GD đã có hiệu quả rõ rệt khi chất lượng GD đáp ứng được yêu cầu, xã hội đánh giá cao và được thế giới ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận GV chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD phổ thông và một bộ phận cán bộ quản lý còn ngại thay đổi, chưa làm hết trách nhiệm, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế.

Bài, ảnh: Phan L

 

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú của các gian tư vấn tại Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2024 dành cho thí sinh.
Nằm trong chuỗi Chương trình tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh năm 2024 do tạp chí Giáo dục TP.HCM kết hợp với Sở GD – ĐT và Đài Phát thanh - truyền hình..
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhấn mạnh sự ra đời Câu lạc bộ (CLB) là sự kiện lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng với giáo dục đại học Việt Nam.
Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng DN kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (TVDH) lớn nhất cả nước. Để các DN hoạt động lành mạnh và phát triển bền vững, ngành giáo dục Thủ đô đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp; đồng thời lắng nghe ý kiến từ cơ sở.
Phát triển dựa vào khoa học công nghệ, trong đó có chuyển đổi số, phát triển ngành bán dẫn là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Sáng 15/12, trường đại học Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến lần thứ 8, trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tầm nhìn 2045.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề