Ngành Thiết kế đồ họa - Mã ngành: 7210403

Ngành Thiết kế đồ họa là gì?

Ngành Thiết kế đồ họa (TKĐH) là một ngành nghệ thuật giao tiếp bằng hình ảnh mang tính ứng dụng. TKĐH là sự kết hợp giữa ý tưởng, sự sáng tạo, khả năng thẩm mỹ và sử dụng công nghệ thông tin để tạo ra một thông điệp bằng hình ảnh, một tác phẩm nào đó mang ý nghĩa nghệ thuật nhằm phục vụ nhu cầu kinh doanh, thương mại, công nghiệp và những mục đích khác của con người.
👉 Các Trường đào tạo ngành Thiết kế đồ họa.
Các sản phẩm của ngành TKĐH phục vụ cho rất nhiều mục đích như: truyền thông, quảng cáo, thương mại, giáo dục, giải trí… ví dụ như: bộ sản phẩm nhận diện thương hiệu, logo, poster quảng cáo; bao bì sản phẩm…; bìa sách, tạp chí; giao diện website, hình ảnh truyền hình; nhân vật truyện tranh và phim hoạt hình…
Học ngành Thiết kế đồ họa là học gì?
Sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về nền tảng nghệ thuật và phương pháp thiết kế, các kỹ thuật ứng dụng và sử dụng công nghệ trong thiết kế đồ họa, xu hướng phát triển các ứng dụng đồ họa trên thế giới,... Sinh viên tốt nghiệp có khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, mỹ thuật, thương mại để đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.
Học ngành Thiết kế đồ họa ra trường làm gì?
Những cơ hội nghề nghiệp dành cho các cử nhân tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa có thể kể đến như sau: chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế tại các công ty quảng cáo, công ty thiết kế, công ty truyền thông và tổ chức sự kiện, studio nghệ thuật, xưởng phim hoạt hình và truyện tranh, các tòa soạn, các nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí,... Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tự thành lập doanh nghiệp, các công ty thiết kế, dịch vụ studio hoặc tư vấn, giảng dạy tại các trường học, trung tâm, CLB,... Hơn nữa, như một đặc thù ưu ái, ngành Thiết kế đồ họa luôn mang lại những cơ hội làm thêm hấp dẫn tại nhà như thiết kế website, thiết kế logo, nhận diện thương hiệu,...
Những tố chất phù hợp để theo học Thiết kế đồ họa:
Là một ngành học đáp ứng nhu cầu cái đẹp, sự tinh tế trong việc truyền tải thông điệp. Ngành Thiết kế đồ họa là ngành kết hợp giữa thông tin và hình ảnh tạo nên những sản phẩm ấn tượng cho người xem. 
  • Yêu cái đẹp và thích sáng tạo: Thiết kế đồ họa là ngành học của sự sáng tạo, không gò bó, đòi hỏi việc đầu tư tối đa chất xám và trí tuệ. Mỗi “đứa con tinh thần” của designer phải có sự khác biệt về cách thức thể hiện, nội dung, không có chuyện lặp đi lặp lại một hình thức thiết kế cho nhiều sản phẩm khác nhau. Chính vì vậy, nếu không có sự sáng tạo, tác phẩm sẽ không được chấp nhận hoặc nhanh chóng bị đào thải. Tuy nhiên, sáng tạo trong thiết kế không phải là một tố chất chỉ bẩm sinh mới có, mà là thứ có thể học hỏi và luyện tập. Chỉ cần thích công việc có liên quan đến sáng tạo là bạn đã có thể gieo ước mơ trở thành người làm thiết kế đồ họa.
  • Kiên trì luyện tập tay nghề: Để làm tốt công việc thiết kế, bạn cần có tay nghề thành thạo. Ngoài việc nắm vững hệ thống lý luận mỹ thuật, bạn cần được luyện tập, làm việc thực tế để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao “tay nghề”. Hãy mạnh dạn sử dụng cho đến khi thành thạo những phần mềm thiết kế, công cụ đồ họa mà bạn được học hay tình cờ được biết. Đừng ngại thiết kế ra nhiều phiên bản khác nhau, càng nhiều càng tốt, cho một yêu cầu,...Đó chính là những sự luyện tập tuyệt vời để tay nghề của bạn ngày càng thêm vững vàng.

Tin cùng chuyên mục

Game đang trở thành một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào nền kinh tế số. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành game Việt đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản.
Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề