Thiết kế vi mạch: nghề tích hợp các thành phần điện tử siêu nhỏ

Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Và quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.

Ảnh minh họa

Ngành thiết kế vi mạch có tên tiếng Anh là Integrated Circuit Design, là quá trình tạo ra các mạch tích hợp trên một chip bán dẫn. Và đây cũng là một chuyên ngành của ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử đang được đào tạo tại nhiều trường đại học. Một số khía cạnh quan trọng về thiết kế vi mạch hiện nay.

- Kỹ thuật số và tương tự: Thiết kế vi mạch có thể được chia thành hai lĩnh vực chính là kỹ thuật số và kỹ thuật tương tự. Kỹ thuật số xử lý tín hiệu dưới dạng số hóa (mức tín hiệu thay đổi giữa hai trạng thái có “1” và không có “0”), trong khi kỹ thuật tương tự xử lý tín hiệu dưới dạng liên tục (mức tín hiệu thay đổi giữa các trạng thái biến thiên liên tục).

- Quá trình thiết kế: Quá trình thiết kế vi mạch bao gồm nhiều bước, bắt đầu từ việc xác định yêu cầu của sản phẩm và các tính năng cần thiết. Sau đó, các kỹ sư thiết kế sẽ sử dụng các công cụ và phần mềm để tạo ra sơ đồ mạch, mô phỏng, và kiểm tra hiệu suất của mạch.

- Phần mềm thiết kế: Công cụ phần mềm như Cadence, Synopsys, Mentor Graphics và nhiều phần mềm khác được sử dụng trong thiết kế vi mạch. Chúng cho phép kỹ sư mô phỏng mạch, và tạo ra bản thiết kế mạch thực tế, kiểm tra và đánh giá để đảm bảo rằng mạch hoạt động đúng và đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm.

Thiết kế vi mạch là một lĩnh vực kỹ thuật quan trọng và thú vị, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của công nghệ điện tử và sự tiến bộ của xã hội, nền kinh tế. Hiện nay, lĩnh vực thiết kế vi mạch đã đạt đến một mức độ cao về công nghệ và tính phức tạp.

Sự tiến bộ trong công nghệ sản xuất như phát triển quy trình chế tạo chip bán dẫn tiêu chuẩn mới cho phép tạo ra các chip với kích thước con chip ngày càng nhỏ và hiệu suất cao hơn. Ví dụ, chip 3nm là công nghệ sản xuất chip thuộc thế hệ mới nhất hiện nay giúp cải thiện hiệu suất của các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính, laptop,…

Khi hiệu suất các ứng dụng sử dụng chip kích thước nhỏ được cải thiện, đồng nghĩa khả năng tiết kiệm năng lượng của các vi mạch hiện đại cũng được tăng cường. Thời lượng pin tối ưu, tăng trải nghiệm người dùng. Điều này đặc biệt quan trọng trong các ứng dụng di động và trong các hệ thống năng lượng sạch.

Thiết kế vi mạch không chỉ dừng lại ở điện tử tiêu dùng, mà còn được ứng dụng rộng rải trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, xe tự hành, y tế số, IoT (Internet of Things) và nhiều lĩnh vực công nghiệp khác. Trong đó, công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đang được tích hợp vào quá trình thiết kế vi mạch, giúp tối ưu hiệu suất và tăng tốc quá trình phát triển sản phẩm.

Tuy nhiên, việc đạt được sự phức tạp và hiệu suất cũng đi kèm với những thách thức đáng kể, bao gồm vấn đề chi phí và sự phụ thuộc vào tài nguyên. Do đó, ngành công nghiệp vi mạch luôn tìm kiếm sự đổi mới để giải quyết những thách thức này và tiếp tục phát triển.

Việt Sử/ Nguồn: PTIT

Tin cùng chuyên mục

Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Đến năm 2030, Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu đào tạo được 1.500 kỹ sư và 500 thạc sỹ thiết kế vi mạch; đào tạo và cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho 15.000 kỹ sư.
Ngành học này mang đến nhu cầu việc làm lớn, mức lương hấp dẫn, có nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp trong tương lai và đang được nhiều bạn trẻ theo đuổi.
Hình ảnh một người kế toán viên xuất hiện với cặp kính dày cộp, mắt dán vào các bảng tính liên tục, ngồi lặng lẽ làm việc suốt ngày, từ năm này sang khác, luôn tồn tại trong trí tưởng tượng của nhiều người. Trên thực tế, chân dung một kế toán viên sẽ như thế nào, những điều không phải ai cũng biết về nghề kế toán.
Đón đầu chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn, nhiều trường ĐH bắt đầu đẩy mạnh hoạt động đào tạo liên quan lĩnh vực này.
Không chỉ đơn giản là kiến tạo không gian, mà họ còn phải biết cách biến hóa để cán cân giữa những tỉ lệ vàng, những quy tắc tiêu chuẩn cứng nhắc và những ý tưởng sáng tạo luôn vững.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi