Ngành An toàn thông tin - Mã ngành: 7480202

Hiện nay, sự phát triển của thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến,... đang làm gia tăng việc mất an toàn thông tin với hàng ngàn cuộc tấn công mạng Internet chiếm dụng thông tin người dùng diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới. Đây chính là thách thức cũng như cơ hội để An toàn thông tin khẳng định vị thế hàng đầu của mình trong thời đại công nghệ số. 

👉 Các Trường đào tạo ngành An toàn thông tin.

Ngành An toàn thông tin là gì?

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc cung cấp thông tin là yêu cầu đầu tiên để người dùng có thể tham gia mạng xã hội hay sử dụng các dịch vụ trực tuyến như mua sắm hàng hóa, di chuyển, thanh toán, điện toán đám mây (Cloud)... Đây là nguồn dữ liệu “quý giá” giúp các doanh nghiệp tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích nhu cầu, thị hiếu của khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều lỗ hổng trong việc bảo mật thông tin.

Theo thống kê của Bkav, số lượng máy tính bị mất dữ liệu trong năm 2019 lên tới 1,8 triệu lượt, tăng 12% so với năm 2018. Nghiêm trọng hơn, trong số này có rất nhiều máy chủ (server) chứa dữ liệu của các cơ quan, gây thiệt hại lớn và đình trệ hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp. 

Không những vậy, theo dự báo của Microsoft, với hơn 75 tỷ thiết bị thông minh dự kiến được sử dụng trên toàn cầu vào năm 2020, các lỗ hổng như phần mềm cũ, thiết bị không bảo mật… có thể tiếp tay cho những hacker xâm nhập hệ thống dữ liệu. Đồng thời, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) cũng sẽ trở thành công cụ của các tội phạm an ninh mạng để phát tán mã độc và tấn công các hệ thống thương mại điện tử, tài chính ngân hàng… nhằm đánh cắp thông tin người dùng. Vì vậy, mối đe dọa đến bảo mật thông tin lại càng lớn, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực An toàn thông tin.

An toàn thông tin là ngành đảm nhiệm vai trò bảo vệ hệ thống thông tin, dữ liệu tránh khỏi sự tấn công của các virus, mã độc, chống lại các hành động truy cập, sửa đổi, phát tán, phá hoại dữ liệu bất hợp pháp nhằm đảm bảo cho các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách chính xác và tin cậy.

Học ngành An toàn thông tin tại USTH có gì đặc biệt?

Chương trình cử nhân ngành An toàn thông tin được đào tạo trong 3 năm theo chuẩn giáo trình quốc tế. Sinh viên được học tập trong môi trường giảng dạy 100% bằng tiếng Anh bởi các giảng viên và chuyên gia giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước. Điều này sẽ tạo lợi thế lớn cho sinh viên USTH so với các chương trình đào tạo truyền thống khác, đặc biệt là khả năng tự nghiên cứu khi hầu hết các tài liệu cập nhật nhất về ngành an toàn thông tin đều bằng tiếng Anh và rất ít trong số đó đã được dịch sang tiếng Việt.

Tại USTH, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở về toán và khoa học máy tính như cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, lập trình hướng đối tượng, phát triển các ứng dụng Web, kỹ thuật phần mềm…  Đến năm thứ 3, dựa trên yêu cầu chuyên môn của các nhà tuyển dụng, chương trình đào tạo theo 2 chuyên ngành chính là an toàn thông tin và an ninh mạng:

  • An toàn thông tin: đảm bảo chất lượng dữ liệu được lưu trữ trong các hệ thống, bao gồm mã hóa thông tin, trao đổi khóa mật, các cơ chế phản vệ chống lại tấn công phần mềm mã độc.
  • An ninh mạng: bảo vệ các tổ chức và cá nhân trước các cuộc tấn công mạng. Đối tượng nghiên cứu cụ thể là các dịch vụ mạng như Web, hệ thống điện toán đám mây (Cloud), hệ thống không dây, các phương pháp phát hiện và bảo vệ các dịch vụ mạng này khỏi các hành vi đột nhập và phá hoại dữ liệu bất hợp pháp.

Sinh viên USTH được học lý thuyết kết hợp với các giờ thực hành (chiếm 50% thời lượng chương trình đào tạo) tại hệ thống phòng thực hành máy tính hiện đại. Bên cạnh đó, sinh viên không chỉ có trình độ tiếng Anh thành thạo mà còn được trang bị các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý dự án… để có thể tự tin gia nhập thị trường lao động quốc tế.

Học ngành An toàn thông tin ra trường làm gì?

Với những kiến thức chuyên môn và kỹ năng được trang bị tại USTH, sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân An toàn thông tin có đủ năng lực để lựa chọn những công việc hấp dẫn tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước như:

  • Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, an ninh mạng (hệ thống);
  • Chuyên viên quản trị bảo mật mạng và hệ thống;
  • Chuyên viên tư vấn, phân tích, thiết kế hệ thống an toàn thông tin;
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng;
  • Chuyên viên rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin;
  • Chuyên viên lập trình và phát triển phần mềm, ứng dụng nhằm đảm bảo an toàn thông tin;
  • Chuyên viên phát triển phần cứng và thiết bị an toàn thông tin;

Hiện nay, nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực an toàn thông tin là rất lớn. Do đó, ngành này có thu nhập khá cao so với mặt bằng chung của các vị trí công việc thuộc khối Công nghệ thông tin. Sau vài năm làm việc và tích lũy kinh nghiệm, mức lương của chuyên gia ngành An toàn thông tin có thể lên đến hàng ngàn USD khi làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

Bên cạnh đó, sinh viên có thể lựa chọn học tiếp lên bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường đại học, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước để theo đuổi con đường nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực An toàn thông tin.

PV

Tin cùng chuyên mục

Game đang trở thành một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào nền kinh tế số. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành game Việt đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản.
Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề