Học sinh lớp 10: Làm gì để không bị “sốc”

Thay đi môi trưng, bn bè, thy cô, hc sinh (HS) lp 10 thưng lúng túng ngôi trưng mi. Đ không “ht hơi” trong 3 năm hc cp III, nhiu giáo viên cho rng, HS lp 10 cn xây dng đưc thái đ hc tp ch đng, tích cc ngay t đu năm hc. Tránh quan đim x hơi, hc “tà tà” trong thi gian đu...

HS lp 10 nên mnh dn tham gia các hot đng CLB, phong trào đ rèn luyn k năng (Trong nh: HS lp 10 Trưng THPT Marie Curie tìm hiu CLB Văn ngh ca trưng)

HS gii sc vì… b “xung cp” HS tiên tiến

Nhiều năm chủ nhiệm lớp 10, cô Trần Thị Quỳnh Anh - giáo viên Trường THPT Trưng Vương - cho hay, vấn đề mà học trò đầu cấp hay gặp phải nhất là phương pháp học. Năm nào cũng thế, khi kết thúc nửa học kỳ đầu tiên, nhiều HS “ngã ngửa” trước kết quả học tập của bản thân. Về phía phụ huynh, không ít người không thể tin rằng con mình 9 năm liền là HS giỏi, đạt nhiều giải thưởng nhưng lên lớp 10 kết quả lại chỉ là HS tiên tiến. Câu hỏi được các phụ huynh đặt ra là do chương trình lớp 10 quá khó, do giáo viên chưa sát sao với HS... Tuy nhiên vấn đề không hẳn đến từ chương trình học hay sự sát sao của thầy, cô mà đến chủ yếu từ chính HS. HS đầu lớp 10 thường đã quen với phương pháp học tập mang tính “bị động” ở những năm THCS. Vì thế, khi bước chân vào trường THPT - môi trường đòi hỏi sự chủ động, tích cực của người học thì đa phần đều lúng túng.

“Thay vì đọc chép, ở THPT, các em phải tự tìm tòi kiến thức, thậm chí là tìm kiếm tài liệu ngoài sách giáo khoa. Giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn. Vì vậy, có thể các em HS giỏi ở bậc THCS nhưng nếu không có sự chủ động, mạnh dạn thì sẽ dễ dàng bị bỏ lại phía sau”, cô Quỳnh Anh nói.

Câu chuyện “HS giỏi 9 năm liền lên lớp 10 trở thành HS tiên tiến”, theo thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du - đây là câu chuyện phổ biến mà bất cứ HS nào cũng sẽ gặp phải.

Căn nguyên của câu chuyện này, thầy Phú cho rằng, trước hết do quan niệm học tập của HS và cả phụ huynh. Nếu như ở THCS, điểm số là kết quả cuối cùng để đánh giá năng lực học tập của người học thì ở THPT, điểm số lại tương thích với khả năng vận dụng của HS. Do đó, điểm số suốt 3 năm học THPT sẽ xuất phát từ nội lực, từ sự say mê và năng lực của người học chứ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm chỉ học thuộc, học vẹt, hoàn thành hết các bài tập về nhà hay lịch học thêm dày đặc. Do vậy, nếu HS và phụ huynh vẫn giữ quan điểm cũ, học theo kiểu bị động, rập khuôn, chỉ chú trọng vào kiến thức thì kết quả tụt là điều không tránh khỏi.

Thầy Nguyễn Duy Tuyển - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên - cũng chia sẻ, rất ít HS giữ vững được danh hiệu học tập từ những năm học THCS lên xuyên suốt 3 năm THPT. Thường là chỉ đến giữa học kỳ I, kết quả học tập đã thay đổi rõ rệt. “Bước vào bậc THPT, với những thay đổi từ trường lớp, bạn bè, thầy cô, môi trường học tập, thay đổi tâm sinh lý cũng một phần ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS. Thế nhưng, thay đổi lớn nhất tác động đến kết quả này chính là phương pháp học tập ở bậc THPT khi đề cao sự chủ động, sáng tạo, tinh thần phản biện mà các em không đáp ứng được...

Mnh dn bưc ra khi vùng an toàn

“Đứng trước một bài toán, ở bậc THCS, có thể các em chỉ có 1 lời giải và bất luận thế nào các em cũng phải tuân theo cách giải đó. Nhưng lên bậc THPT, với một bài toán lại cho phép các em có thể giải bằng nhiều con đường, miễn là đưa đến đáp án đúng”, từ ví dụ này thầy Tuyển chỉ ra rằng, để phát triển trong môi trường THPT, mỗi HS cần “mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn”, tự tìm kiếm và trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết phục vụ môn học.

“Rất nhiều trường hợp HS đã sốc do sự chủ quan, tâm lý xả hơi ngay từ đầu năm học. Khi đã sốc, các em sẽ tự co mình lại hoặc phụ huynh sẽ bắt các em đi học thêm nhiều hơn để bù đắp kiến thức. Tuy nhiên, để tránh những điều này thì ngay từ đầu năm học, các em nên mở lòng mình, chủ động đón nhận và hòa nhập với những thay đổi”, thầy Tuyển khuyến cáo.

Cụ thể, thầy Tuyển chỉ ra: với từng môn học, HS nên chuẩn bị bài vở trước khi đến trường; trong giờ học nên mạnh dạn hỏi thầy, cô những điều chưa hiểu, đừng ngại đưa ra những quan điểm trái chiều. Mỗi trường THPT đều sẽ có những CLB cả học thuật và kỹ năng. Đây là môi trường tốt để các em làm quen bạn bè, phát triển năng lực cùng những hoạt động hỗ trợ việc học hay xa hơn là định hướng nghề nghiệp. Vì vậy, song song với việc học kiến thức, các em hãy chọn cho mình ít nhất một CLB để tham gia. Quan trọng nhất là các em cần phải xác định được tâm thế khi đến trường, với mục tiêu rõ ràng, cụ thể...

Theo thầy Phú, ở bậc THPT, bên cạnh việc xuất hiện nhiều môn học mới như kỹ năng, nhiếp ảnh, yoga, âm nhạc thì còn phát triển mạnh các CLB, hoạt động nghiên cứu khoa học, giao lưu… Theo đó đòi hỏi người học phải biết kết nối, cân bằng giữa việc học tập và rèn luyện kỹ năng.

“Các em hãy cố gắng hình thành tính tương tác với giáo viên, bạn bè trong mỗi giờ học. Kịp thời chia sẻ những vấn đề mà các em gặp phải với giáo viên chủ nhiệm. Hãy trở thành một phần trong những sân chơi của lớp, của trường. Phụ huynh cũng cần tạo điều kiện để các em được trau dồi cả kiến thức lẫn kỹ năng, đừng cho rằng việc tham gia các sân chơi là vô bổ”, thầy Phú tư vấn.

Nhiều năm là trợ lý thanh niên, thầy Lê Văn Trường - Trường THPT Marie Curie - nhìn nhận, những HS tích cực tham gia phong trào Đoàn ngay từ đầu năm lớp 10 thường sẽ mạnh kỹ năng và tâm thế tự tin, chủ động hơn so với những HS “ru rú” trong góc học tập của mình.

Theo thầy Trường, Đoàn trường ở mỗi trường hiện tại có rất nhiều hoạt động gắn với thực tế, nhu cầu trong việc định hướng nghề nghiệp cũng như nhân cách sau này. Với những hoạt động xã hội, Đoàn sẽ trao cho các em cơ hội để dùng chính sức trẻ của mình giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, dạy các em những bài học về sự chia sẻ, tình yêu thương. Còn với những hoạt động sáng tạo thì mang đến cho các em những trải nghiệm để hoàn thiện các kỹ năng trong cuộc sống, định hướng nghề nghiệp sau này. Hay đơn giản, hoạt động Đoàn cho HS cơ hội để các em làm quen với những anh chị lớp trên, từ đó chia sẻ về phương pháp học tập… Môi trường Đoàn trường là môi trường rèn luyện lý tưởng để các em trưởng thành. Kiến thức không phải chỉ đến từ sách vở mà còn đến từ cuộc sống. Các em hãy cân đối thời gian học tập và tham gia hoạt động Đoàn để tích lũy cho mình vốn sống trong 3 năm học THPT...

Bài, ảnh: Nam Đnh

 

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú của các gian tư vấn tại Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2024 dành cho thí sinh.
Nằm trong chuỗi Chương trình tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh năm 2024 do tạp chí Giáo dục TP.HCM kết hợp với Sở GD – ĐT và Đài Phát thanh - truyền hình..
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhấn mạnh sự ra đời Câu lạc bộ (CLB) là sự kiện lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng với giáo dục đại học Việt Nam.
Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng DN kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (TVDH) lớn nhất cả nước. Để các DN hoạt động lành mạnh và phát triển bền vững, ngành giáo dục Thủ đô đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp; đồng thời lắng nghe ý kiến từ cơ sở.
Phát triển dựa vào khoa học công nghệ, trong đó có chuyển đổi số, phát triển ngành bán dẫn là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Sáng 15/12, trường đại học Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến lần thứ 8, trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tầm nhìn 2045.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề