Giáo dục nghề nghiệp: Chỉ 19% nhà giáo có trình độ B ngoại ngữ trở lên

Giáo viên giáo dc ngh nghip (GDNN) không ch hn chế v k năng ngh mà trình đ ngoi ng, tin hc cũng còn thp so vi yêu cu hi nhp quc tế và t hc tp nâng cao trình đ.

Đây là nhận định của các chuyên gia GDNN, đại diện các trường TC-CĐ tại Hội thảo khoa học “Một số giải pháp tổ chức thực hiện mô hình đào tạo kép trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” (CMCN 4.0) do Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM tổ chức vừa qua.

PGS.TS Bùi Văn Hồng - Phó Viện trưởng Viện Sư phạm kỹ thuật (ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) - khẳng định, tác động của CMCN 4.0 đến GDNN là rất lớn, đặc biệt nhu cầu về nhà giáo GDNN sẽ có nhiều thay đổi trong tương lai cả về cơ cấu và chất lượng. Cùng với việc ứng dụng công nghệ IoTs trong phát triển dạy học số và công nghệ thực tế ảo vào trong dạy học, vai trò của giáo viên sẽ chuyển dần từ truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn HS,SV phát hiện kiến thức mới. Đồng thời, các lớp học số, lớp học ảo sẽ phát triển mạnh. Người học sẽ quen dần với việc học tập qua mạng internet cùng với sự hướng dẫn của giáo viên ảo. Đây là xu hướng phát triển tất yếu trong hoạt động đào tạo GDNN.

Theo số liệu của Tổng cục GDNN, tính đến tháng 6-2018, cả nước có khoảng 86.350 nhà giáo giảng dạy tại các cơ sở GDNN, trong đó CĐ: 37.826; TC: 18.198 và 14.845 nhà giáo ở các cơ sở GDNN khác. Theo chiến lược phát triển hệ thống GDNN đến năm 2020, cả nước cần 148.500 nhà giáo (CĐ: 61.500; TC: 69.000; sơ cấp: 18.000). Như vậy, mặc dù số lượng đội ngũ nhà giáo GDNN đã tăng nhưng so với yêu cầu thì đến 2020 vẫn còn thiếu, đặc biệt những ngành nghề mới, ngành nghề đào tạo nguồn nhân lực thích ứng CMCN 4.0.

Chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN cũng được các đại biểu phân tích, mổ xẻ và dẫn chứng số liệu: 100% nhà giáo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn đào tạo, tỷ lệ nhà giáo có trình độ trên ĐH chiếm 29,4%, trình độ ĐH-CĐ chiếm 57,8%; khoảng 60% nhà giáo đạt chuẩn về kỹ năng nghề, trong đó có khoảng 41% nhà giáo giảng dạy được tích hợp. Tuy nhiên, trình độ kỹ năng nghề còn hạn chế, trình độ ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm của nhà giáo còn thấp so với yêu cầu hội nhập quốc tế và tự học tập nâng cao trình độ. Theo đó, chỉ có khoảng 19% nhà giáo có trình độ ngoại ngữ B trở lên, trong đó B1 châu Âu hoặc tương đương trở lên chỉ chiếm 3,7%...

ThS. Nguyễn Thị Ngân - Khoa Kinh tế - Tài chính, Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM - thẳng thắn: Hiện nay các trường khan hiếm giảng viên có kinh nghiệm làm việc thực tế tại doanh nghiệp, thiếu giảng viên có tay nghề cao; bài giảng nặng lý thuyết hàn lâm, thiếu bài giảng kích thích tư duy SV… Điều này ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ học tập cũng như mức độ lĩnh hội kiến thức của người học.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng quan tâm đến việc phát triển đội ngũ nhà giáo qua các nhóm giải pháp như: Đổi mới phương pháp và vận dụng công nghệ trong dạy học; giải pháp về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hành nghề.

Trước những hạn chế trên, TS. Bùi Văn Hồng kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH cần xây dựng cơ chế chính sách theo hướng mở, cơ cấu đội ngũ nhà giáo, ưu tiên phát triển nhà giáo phù hợp với xu hướng của CMCN 4.0. Cơ sở GDNN cần chủ động liên kết doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, có chính sách mời gọi cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp tham gia giảng dạy và tăng cường thời lượng thực tập cho người học tại doanh nghiệp. Đồng thời đánh giá lại năng lực của khoa sư phạm dạy nghề trong các trường CĐ, xây dựng danh mục nghề phục vụ CMCN 4.0 và đặt hàng các trường sư phạm kỹ thuật đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo...

Tham dự và phát biểu tại hội thảo, ông Đặng Minh Sự - Trưởng phòng GDNN (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) - nhấn mạnh: Để nâng chất lượng đội ngũ nhà giáo, cần có những quy định thoáng hơn về đội ngũ nhà giáo cũng như thợ cả hướng dẫn thực hành tại doanh nghiệp. Quy định phải có bằng này, chứng chỉ kia là “trói” chân các trường. Bởi thực tế, người không có chứng chỉ nghiệp vụ nói một, người học hiểu mười; trong khi đó có người học rất nhiều khóa bồi dưỡng, bằng cấp cao giảng dạy, hướng dẫn thì người học lại không hứng thú...

Tr.Trn

 

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú của các gian tư vấn tại Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2024 dành cho thí sinh.
Nằm trong chuỗi Chương trình tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh năm 2024 do tạp chí Giáo dục TP.HCM kết hợp với Sở GD – ĐT và Đài Phát thanh - truyền hình..
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhấn mạnh sự ra đời Câu lạc bộ (CLB) là sự kiện lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng với giáo dục đại học Việt Nam.
Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng DN kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (TVDH) lớn nhất cả nước. Để các DN hoạt động lành mạnh và phát triển bền vững, ngành giáo dục Thủ đô đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp; đồng thời lắng nghe ý kiến từ cơ sở.
Phát triển dựa vào khoa học công nghệ, trong đó có chuyển đổi số, phát triển ngành bán dẫn là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Sáng 15/12, trường đại học Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến lần thứ 8, trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tầm nhìn 2045.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề