Được đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên

UBND tnh/thành xác đnh nhu cu s dng giáo viên mi, lp d toán và b trí kinh phí, giao nhim v đào to đi vi các cơ s đào to trc thuc (nếu có); đt hàng (hoc đu thu) đào to giáo viên vi các cơ s đào to khác đ đáp ng nhu cu s dng ca đa phương…


Sinh viên Trưng ĐH Sư phm TP.HCM trong gi t hc

Ngày 29-4, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị triển khai Nghị định 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương ở ba đầu cầu Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng. Một trong những nội dung chính được hội nghị thảo luận là dự thảo công văn của Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội được quy định tại Nghị định 116.

UBND tnh xác đnh nhu cu s dng giáo viên

Theo dự thảo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh/thành xác định nhu cầu sử dụng giáo viên mới, lập dự toán và bố trí kinh phí, thực hiện giao nhiệm vụ đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc (nếu có); đặt hàng (hoặc đấu thầu) đào tạo giáo viên với các cơ sở đào tạo giáo viên khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương. Địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyển dụng và sử dụng giáo viên.

Các bộ/ngành có cơ sở đào tạo giáo viên chủ trì, phối hợp với Bộ GD-ĐT trong việc chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở đào tạo trực thuộc lập dự toán, bố trí kinh phí cho việc đào tạo giáo viên và thực hiện các nội dung khác theo quy định tại Nghị định số 116. Các cơ sở đào tạo giáo viên nhận đào tạo giáo viên trên cơ sở được giao nhiệm vụ hoặc được đặt hàng (có thể thông qua hình thức đấu thầu) theo chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm được Bộ GD-ĐT thông báo. Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức để các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng phần mềm dùng chung nhằm hỗ trợ điều phối cung - cầu cho việc tổ chức đặt hàng, nhận đặt hàng đào tạo giáo viên phù hợp với nhu cầu sử dụng của địa phương, với năng lực đào tạo.

Từ hướng dẫn, thông báo của cơ sở đào tạo giáo viên, sinh viên trúng tuyển sẽ nộp đơn đề nghị hưởng hỗ trợ và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt đến cơ sở đào tạo giáo viên; đề nghị được hưởng hỗ trợ và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt theo thứ tự nguyện vọng đối với các địa phương có nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp về làm việc tại địa phương. UBND cấp tỉnh xét chọn, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo cho sinh viên kết quả xét chọn của UBND cấp tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc nhận đơn đăng ký của sinh viên.

Cân đi gia cung và cu

Theo nội dung thông tin từ Cổng thông tin Bộ GD-ĐT, tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng Nghị định 116/2020/NĐ-CP ra đời tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên theo học ngành sư phạm nhưng nâng lên một bước. Mục tiêu cuối cùng là tăng chất lượng công tác đào tạo, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên. Từ đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sư phạm, đáp ứng yêu cầu của các địa phương; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.

Nghị định đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, qua thời gian rất dài và được sự đóng góp ý kiến của nhiều bên liên quan. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới đối với các địa phương, các cơ sở đào tạo giáo viên, với người học nên trong quá trình triển khai sẽ có nhiều vấn đề đặt ra. Thứ trưởng đề nghị, những người có trách nhiệm trong triển khai Nghị định 116 hiểu rõ những nội dung căn cốt; đồng thời bàn thảo những vấn đề vướng mắc, những khó khăn phát sinh trong thực tế để Bộ GD-ĐT tiếp tục hoàn thiện dự thảo hướng dẫn. Từ đó, thống nhất phương thức triển khai, đi đến phối hợp đồng bộ trong toàn hệ thống, thực hiện thành công nghị định, mang lại lợi ích tốt nhất cho người học, thu hút sinh viên giỏi vào các ngành sư phạm.

Thứ trưởng nhấn mạnh ba nguyên tắc, thứ nhất, lấy chất lượng làm đầu trong mọi hoạt động thực hiện nghị định, bởi mục tiêu chính là tuyển sinh và chất lượng đào tạo tốt hơn, đáp ứng yêu cầu giáo viên của các địa phương. Thứ hai, đảm bảo cân đối cung và cầu. Các giải pháp, đề xuất được đưa ra chính là nhằm tối ưu hóa, cân đối tốt nhất giữa nhu cầu tuyển dụng, sử dụng với năng lực, chỉ tiêu đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên. Thứ ba là công khai minh bạch. Muốn đảm bảo chất lượng, các địa phương cần công khai rõ tiêu chí, nhu cầu; các trường công khai rõ tình hình tuyển sinh năm trước, năng lực, chất lượng đào tạo để địa phương và người học cùng đánh giá, lựa chọn.

Về các ý kiến đề xuất liên quan đến biên chế, Thứ trưởng cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục đề xuất Chính phủ để có giải pháp căn cơ, có quy hoạch mang tính tổng thể nhằm đảm bảo chính sách tuyển dụng, biên chế thực sự đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Vit Ngân

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú của các gian tư vấn tại Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2024 dành cho thí sinh.
Nằm trong chuỗi Chương trình tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh năm 2024 do tạp chí Giáo dục TP.HCM kết hợp với Sở GD – ĐT và Đài Phát thanh - truyền hình..
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhấn mạnh sự ra đời Câu lạc bộ (CLB) là sự kiện lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng với giáo dục đại học Việt Nam.
Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng DN kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (TVDH) lớn nhất cả nước. Để các DN hoạt động lành mạnh và phát triển bền vững, ngành giáo dục Thủ đô đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp; đồng thời lắng nghe ý kiến từ cơ sở.
Phát triển dựa vào khoa học công nghệ, trong đó có chuyển đổi số, phát triển ngành bán dẫn là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Sáng 15/12, trường đại học Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến lần thứ 8, trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tầm nhìn 2045.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề