Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế: Yêu cầu bức thiết đối với các cơ sở GD

Ngày 15-8, UBND TP.HCM đã t chc Hi tho “Đào to nhân lc trình đ quc tế TP.HCM giai đon 2020-2030”. Ti đây, nhiu đi biu cho rng, đào to ngun nhân lc (NNL) cht lưng trình đ quc tế là yêu cu bc thiết mà các cơ s GD Vit Nam cn quan tâm, đáp ng s phát trin trong nưc và yêu cu hi nhp quc tế.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các đại biểu bên lề hội thảo “Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ở TP.HCM...” tổ chức ngày 15-8

Thúc đy vic đào to tiếng Anh

TS. Hà Thúc Viên - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức - cho biết, một trong những yêu cầu để thúc đẩy và nâng cao chất lượng GD VN là hội nhập quốc tế và quá trình quốc tế hóa hệ thống GD. Quốc tế hóa GD đòi hỏi sự đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động đào tạo NNL, như vậy cần chính sách quốc gia cũng như chính sách của TP. Và cần có khung pháp lý rõ ràng, cởi mở nhằm thúc đẩy quá trình quốc tế hóa, hợp tác GD xuyên quốc gia.

Mặt khác, cần quan tâm chất lượng học thuật các chương trình dù hợp tác ở bất cứ chương trình nào. Cần đổi mới hệ thống quản trị theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả. Chuẩn hóa các chương trình đào tạo và thúc đẩy chất lượng đào tạo đạt tầm quốc tế. Tập trung đào tạo đội ngũ, thu hút nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt phải thúc đẩy việc đào tạo tiếng Anh ở tất cả bậc học. Đây là điều kiện hết sức quan trọng.

Nói thêm việc giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh, ông Alan Malcolm - Tổng Giám đốc khu vực châu Á, Tập đoàn Pearson - nhấn mạnh, chúng ta phải xác định dạy tiếng Anh để người học biết sử dụng tiếng Anh học những kiến thức khác.

PGS.TS Vũ Hải Quân - Phó Giám đốc Thường trực ĐH Quốc gia TP.HCM - cho rằng, GD TP.HCM theo hướng thị trường, coi các bên liên quan như sinh viên, xã hội… là khách hàng. Như vậy, nếu chúng ta coi TP.HCM là khách hàng thì nên có cơ chế đặt hàng đào tạo NNL, ngân sách đa dạng hóa từ Trung ương, địa phương, xã hội, gia đình.

Khi nói về nhân lực quốc tế, chúng ta cần phải có phương pháp mới, công nghệ mới để đào tạo thích ứng với sự biến đổi cũng như đáp ứng sự phát triển của TP. TP nên cùng các trường ĐH hình thành mô hình trường ĐH dựa trên nền tảng công nghệ, từ đó có thể chia sẻ kinh nghiệm, bài giảng, phương pháp, tài liệu hỗ trợ cho sự phát triển chung của TP.

“Nhân lực trình độ quốc tế đòi hỏi phải được đào tạo toàn diện, nhiều hơn 1 chuyên ngành. Có kiến thức hội nhập quốc tế, các giá trị đa văn hóa và kỹ năng ngoại ngữ. Có gắn kết với doanh nghiệp, trải nghiệm thực tế, tinh thần tự học, tự học tập suốt đời và cuối cùng là tinh thần khởi nghiệp”, ông Quân cho biết.

Không đ hc phí cn bưc sinh viên

Tại hội nghị, trả lời câu hỏi “vì sao TP.HCM phải đào tạo nhân lực trình độ quốc tế”, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, là vì cả nước đòi hỏi năng suất lao động TP.HCM phải tiếp tục đi đầu về kinh tế, nhưng để thực hiện yêu cầu này thì không dễ, đòi hỏi TP phải đi đầu chất lượng nhân lực. Để NNL đạt trình độ quốc tế thì phương châm phải là “hành động tập thể, trách nhiệm nhu cầu phải là cá nhân…”. TP phải có một chương trình đồng bộ để hướng tới nhân lực trình độ quốc tế trên các lĩnh vực chọn lọc trong vòng 10 năm trở đi. Để làm vấn đề này, UBND TP nên cân nhắc thành lập hội đồng tư vấn đào tạo NNL quốc tế để triển khai đồng bộ. Bên cạnh đó, phải có một cơ chế tài chính, cần có chương trình cho vay để học trường chất lượng cao, tạo điều kiện để những sinh viên giỏi không đủ khả năng tài chính có thể tham gia học tập.

“Không để vấn đề học phí thành bài toán với những người học chương trình chất lượng cao”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

Hơn 7.000 sinh viên theo hc các chương trình quc tế

Nói về quy mô đào tạo nhân lực quốc tế tại các cơ sở GD ĐH trên địa bàn TP.HCM, ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD-ĐT TP - cho biết, có 15/54 cơ sở đào tạo được Bộ GD-ĐT và các tổ chức quốc tế kiểm định; 117 chương trình đào tạo được kiểm định bởi các tổ chức quốc tế như AUN, ABET, ACQUIN, ASIIN, MQA, MQR, CTI, FIBAA, ZeVA…; 163 chương trình đào tạo ĐH, sau ĐH liên kết với các quốc gia hàng đầu như: Mỹ, Anh, Úc, Pháp, New Zealand, Hàn Quốc, Bỉ, Hà Lan, Canada, Đức…

TP có hơn 5.000 sinh viên Việt Nam và hơn 2.000 sinh viên quốc tế theo học các chương trình quốc tế và hơn 1.500 lượt giảng viên quốc tế đến giảng dạy, nghiên cứu, giao lưu, học tập tại TP.HCM. Ngoài ra các trường ĐH, học viện trong 3 năm gần đây đã có gần 900 hoạt động ký kết hợp tác với các tổ chức quốc tế để trao đổi giảng viên, sinh viên, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, giao lưu văn hóa.

“Chương trình đào tạo nhân lực quốc tế tại TP.HCM được thiết kế hiện đại, có tính thực tiễn và được các tổ chức quốc tế công nhận. Chất lượng sinh viên đầu vào ngày càng cao, đặc biệt là chuẩn tiếng Anh đầu vào (tối thiểu 5.0 IELTS) và đầu ra (tối thiểu 6.0 IELTS)”, ông Sơn nói.

Bí thư Thành ủy cũng cho rằng, TP nên phát triển mạnh mẽ hợp tác công tư theo từng nhóm chuyên đề từ nhu cầu của trường ĐH, trong đó tăng tốc nâng cao tiếng Anh và không thể chậm hơn. Hợp tác công tư để đào tạo giáo viên, triển khai các môn học và chương trình đào tạo quốc tế. Đồng thời để kiểm định chất lượng GD, nâng cao trình độ quản lý nhà trường. Hợp tác để triển khai chương trình khởi nghiệp trong các trường ĐH cũng như chuyển giao và phát triển công nghệ, sản phẩm mới. TP cũng phải đẩy mạnh hơn nữa GD thông minh, chương trình đào tạo học tập suốt đời từ trẻ nhỏ đến người lớn và đổi mới phương thức quản lý các trường phổ thông. TP phải suy nghĩ chọn đối tác quốc gia làm chiến lược hợp tác nâng cao chất lượng đào tạo.

Đối với các trường phấn đấu đạt chất lượng quốc tế, phải có đầu tư gia tăng bên cạnh phòng ốc, trang thiết bị nghiên cứu. Nên chăng có chương trình cho vay kích cầu để hình thành các trường ĐH có trình độ quốc tế.

Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, đào tạo nhân lực quốc tế ở TP.HCM tập trung 6 lĩnh vực: nhân lực CNTT và trí tuệ nhân tạo; tự động hóa về người máy; y tế; quản trị doanh nghiệp; tài chính ngân hàng; du lịch.

Bài, ảnh: Nguyn Trinh

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú của các gian tư vấn tại Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2024 dành cho thí sinh.
Nằm trong chuỗi Chương trình tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh năm 2024 do tạp chí Giáo dục TP.HCM kết hợp với Sở GD – ĐT và Đài Phát thanh - truyền hình..
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhấn mạnh sự ra đời Câu lạc bộ (CLB) là sự kiện lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng với giáo dục đại học Việt Nam.
Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng DN kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (TVDH) lớn nhất cả nước. Để các DN hoạt động lành mạnh và phát triển bền vững, ngành giáo dục Thủ đô đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp; đồng thời lắng nghe ý kiến từ cơ sở.
Phát triển dựa vào khoa học công nghệ, trong đó có chuyển đổi số, phát triển ngành bán dẫn là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Sáng 15/12, trường đại học Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến lần thứ 8, trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tầm nhìn 2045.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề