Cuộc thi KHKT dành cho HS trung học: Nhiều đề tài sáng tạo, gần gũi thực tế

Ngày 8-1, vòng chung kết Cuc thi khoa hc k thut (KHKT) dành cho HS trung hc cp TP năm hc 2018-2019 do S GD-ĐT TP.HCM t chc đã din ra ti Trưng THPT chuyên Lê Hng Phong, vi s tham gia ca 102 đ tài đến t 44 trưng trên đa bàn.

HS Lê Trn Minh Dũng và Trn Lê Nam Phong (Trưng THCS Chu Văn An, Q.1) thuyết trình đ tài sáng to khoa hc vi ông Nguyn Văn Hiếu - Phó Giám đc S GD-ĐT TP

Cuộc thi KHKT được phát động từ tháng 8-2018. Qua đó thu hút 617 đề tài của 1.083 HS đến từ 157 trường THCS, THPT tham gia, trong đó có 251 đề tài của HS THCS, 366 đề tài của HS THPT.

HS đã biến kiến thc thành thc hành

Theo Sở GD-ĐT TP, cuộc thi được tổ chức thường niên, nhằm khuyến khích HS tham gia tìm hiểu nghiên cứu khoa học, công nghệ, kỹ thuật, vận dụng các kiến thức trên lớp vào thực tiễn cuộc sống; đồng thời tạo ra một sân chơi hữu ích cho HS có cơ hội trải nghiệm, sáng tạo, giao lưu, trao đổi các kiến thức về khoa học với bạn bè, thầy cô. Cũng từ sân chơi này, HS có cơ hội định hướng tương lai cho bản thân.

Đối với hoạt động dạy học, cuộc thi góp phần đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức dạy học; đổi mới hình thức, phương pháp đánh giá hiệu quả học tập, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Về mặt xã hội, HS có cơ hội gắn kết, tiếp cận môi trường doanh nghiệp, viện nghiên cứu, địa phương, là cơ hội để các em có sản phẩm sáng tạo giúp ích cho xã hội.

Tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP - cho biết: “Số lượng đề tài tham gia cuộc thi năm nay nhiều hơn so với năm trước. Qua đánh giá ban đầu, các sản phẩm đa dạng, đặc biệt số trường THCS tham gia lên đến hơn 90 trường. Điều này cho thấy các em đã hết sức quan tâm đến việc triển khai cuộc thi của Sở GD-ĐT cũng như các trường đã thấm nhuần chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học, làm cho HS biến kiến thức đã học thành quan sát, thực hành trong cuộc sống hàng ngày”.

Năm nay Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tiếp tục là đơn vị có nhiều đề tài tham gia -  21 đề tài, tiếp đến là Trường THPT Gia Định - 12 đề tài. Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của một số đơn vị mới như Trường THCS Quang Trung (Q.Gò Vấp), Trường THPT Tân Túc. Đặc biệt, chất lượng các đề tài cũng được nâng lên, nhiều đề tài gần gũi thực tế, mang tính ứng dụng cao như: Chế tạo vật liệu cách nhiệt từ tro vỏ trấu bằng phương pháp thủy nhiệt; Máy sấy hoa quả sử dụng năng lượng mặt trời; Kỹ thuật môi trường, quản lý nguồn nước trồng cây mầm; Sử dụng rác thực vật tạo chế phẩm Enzyme bảo vệ môi trường; Robot bảo vệ trẻ em; Nhận thức của HS về bạo lực ngôn ngữ; Chế tạo túi nilon dễ phân hủy thân thiện với môi trường...

Tui nh quan tâm chuyn ln

Với đề tài “Nghiên cứu tác động của mạng xã hội (MXH) và xây dựng bộ cẩm nang sử dụng hiệu quả cho HS THCS Q.1, TP.HCM” của nhóm HS Trần Đoàn Khánh Vân, Nguyễn Ngọc Trâm Anh (lớp 8A6, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa) đã chỉ ra được tính tích cực của MXH - đó là hỗ trợ HS cập nhật tin tức, kiến thức, hoạt động nhóm, kết nối bạn bè, gia đình, cộng đồng, tuyên truyền giáo dục... Tuy nhiên, nhóm cũng chỉ ra mặt tiêu cực, sẽ gây nghiện, trầm cảm, mất nhiều thời gian, giảm sáng tạo, giảm tương tác giữa người với người, thông tin sai lệch, không chính xác, khác biệt giữa thế giới thực và ảo...

Trâm Anh chia sẻ, đề tài được thực hiện qua khảo sát từ 755 HS lớp 8 và 9 tại 3 trường THCS trên địa bàn quận 1. Trong đó, có đến 94,4% HS sử dụng MXH, 41,1% sử dụng khi rảnh, 86,7% sử dụng cho học tập. Đáng lưu ý, trên 96% HS đồng ý việc xây dựng cẩm nang.

“Cẩm nang sau khi được xây dựng, chúng em sẽ phát cho HS tại các trường được khảo sát với mục tiêu tuyên truyền, hướng dẫn các bạn sử dụng MXH hiệu quả, đúng cách. Cẩm nang này xây dựng dựa trên 5 chủ đề chính: Mục đích sử dụng, thời  gian phù hợp, lợi ích và hướng sử dụng hiệu quả, lưu ý tác hại, tạo màu sắc riêng”, Trâm Anh cho biết.

HS Lê Trần Minh Dũng và Trần Lê Nam Phong (khối 8, Trường THCS Chu Văn An, Q.1) đem đến cuộc thi với đề tài “Thực trạng và định hướng phát triển bền vững phố đi bộ Bùi Viện (Q.1)”.

Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập tài liệu, tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, Dũng và Phong đã chỉ ra được đây là tuyến phố phát triển, tập trung nhiều khách sạn, nhà hàng, quán bar với các dịch vụ cao cấp, phục vụ cho nhu cầu của người dân TP, khách du lịch... Bên cạnh điểm sáng, tuyến phố này cũng đang tồn tại nhiều bất cập như vỉa hè và mặt đường có dấu hiệu xuống cấp, việc triển khai lắp camera an ninh trật tự chưa thực hiện hoàn chỉnh, đường truyền wifi chưa ổn định, còn xảy ra trộm cắp, cướp giật, chèo kéo du khách, tình trạng mua bán sử dụng ma túy tại các hẻm trên tuyến đường...

Từ những thực trạng này, Dũng và Phong cho rằng, muốn phát triển tuyến phố một cách bền vững, ngoài khắc phục hạn chế, tồn đọng thì cần quan tâm đến lưu thông của các phương tiện giao thông trên tuyến phố, cải thiện cảnh quan theo hướng thân thiện môi trường. Đặc biệt cần đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch mang dấu ấn văn hóa truyền thống Việt Nam, tạo nên sự riêng biệt cho tuyến phố.

Minh Phương

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú của các gian tư vấn tại Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2024 dành cho thí sinh.
Nằm trong chuỗi Chương trình tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh năm 2024 do tạp chí Giáo dục TP.HCM kết hợp với Sở GD – ĐT và Đài Phát thanh - truyền hình..
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhấn mạnh sự ra đời Câu lạc bộ (CLB) là sự kiện lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng với giáo dục đại học Việt Nam.
Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng DN kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (TVDH) lớn nhất cả nước. Để các DN hoạt động lành mạnh và phát triển bền vững, ngành giáo dục Thủ đô đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp; đồng thời lắng nghe ý kiến từ cơ sở.
Phát triển dựa vào khoa học công nghệ, trong đó có chuyển đổi số, phát triển ngành bán dẫn là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Sáng 15/12, trường đại học Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến lần thứ 8, trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tầm nhìn 2045.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề