Bộ GD&ĐT yêu cầu trường đại học không điều chỉnh danh sách trúng tuyển

Theo Bộ GD&ĐT, các cơ sở đào tạo không được điều chỉnh danh sách trúng tuyển chính thức đã được được hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung xử lý.

Tại báo cáo tập huấn nghiệp vụ xét tuyển, xử lý nguyện vọng xét tuyển trình độ đại học cao đẳng cho các cơ sở đào tạo, Bộ GD&ĐT cho biết đã tiếp tục lưu ý các cơ sở đào tạo về công tác xét tuyển trong thời gian tới.

Trong đó, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, theo quy chế, hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung làm nhiệm vụ lọc bỏ những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn vào cơ sở đào tạo khác ra khỏi danh sách trúng tuyển dự kiến mà cơ sở đào tạo gửi lên hệ thống. 

Danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức vào cơ sở đào tạo là danh sách thí sinh được hệ thống xử lý nguyện vọng xét tuyển gửi lại cơ sở đào tạo lần cuối (trên cơ sở danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển do cơ sở đào tạo tải lên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung). Cơ sở đào tạo không được điều chỉnh danh sách trúng tuyển chính thức này.

Đối với thí sinh đã đáp ứng đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm, cơ sở đào tạo không được xét lại mà phải tải danh sách lên hệ thống để xử lý nguyện vọng cùng với các đối tượng xét tuyển khác.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (Ảnh: Mạnh Quân).

Được biết, đến 17h ngày 23/8, các thí sinh đã hoàn thành việc đăng ký nguyện vọng. Từ 0h ngày 24/8 đến 17h ngày 31/8 là thời gian thí sinh thực hiện thủ tục thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển trên hệ thống tuyển sinh chung. Bộ GD&ĐT đã chia lịch mở chức năng thanh toán theo các tỉnh/thành (dựa trên phiếu đăng ký của thí sinh) thành 6 nhóm, lần lượt thanh toán theo 6 khung thời gian.

Theo thống kê mới nhất của Bộ GD&ĐT, đến 16h ngày 28/8, đã có hơn 2/3 thí sinh thanh toán lệ phí xét tuyển trực tuyến thành công. Hệ thống thanh toán hoạt động ổn định, công tác hỗ trợ được thực hiện kịp thời 24/7, không có tình trạng nghẽn hay quá tải.

Để tránh các rủi ro về kỹ thuật (nếu có), Bộ GD&ĐT nhắc nhở, thí sinh không để đến sát thời gian hết hạn mới thực hiện nộp lệ phí. 

Theo Nguyễn Liên/Dantri

Tin cùng chuyên mục

Sáng 18/4, tại Bình Dương, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị phát triển GD&ĐT vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tuyển sinh năm 2023, nhiều cơ sở giáo dục đại học mở ngành mới nhằm đáp ứng nhu cầu người học và thị trường lao động.
Trong đợt thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM, Đà Nẵng có 3 điểm thi và 6 hội đồng, với số lượng 5.300 thí sinh tham gia dự thi.
Ngày 26/3, gần 91.000 thí sinh đến từ hơn 1.880 trường trung học phổ thông của 61 tỉnh, thành phố tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM
Bộ GD&ĐT dự kiến, thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển năm nay chỉ còn hai tuần (trong khi năm ngoái là một tháng). Thời gian thí sinh biết điểm chuẩn và nhập học cũng sớm hơn một tháng so với mốc 17/9 và 30/9 của năm trước.
Ngày 19-2, Tạp chí Giáo dục TP.HCM tiếp tục phối hợp Sở GD-ĐT Long An và Sở GD-ĐT Tiền Giang tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển ĐH-CĐ năm 2023 chủ đề “Tiếp bước trường thi” được truyền hình trực tiếp trên đài phát thanh và truyền hình hai tỉnh này.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi