5.300 thí sinh miền Trung – Tây Nguyên dự thi đánh giá năng lực

Trong đợt thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM, Đà Nẵng có 3 điểm thi và 6 hội đồng, với số lượng 5.300 thí sinh tham gia dự thi.

Các thí sinh tại kỳ thi đánh giá năng lực. Ảnh: Hòa Nguyễn.

Ngày 26/3, Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đợt 1 đã chính thức diễn ra. Trong đợt này, TP. Đà Nẵng có 3 điểm thi với 6 hội đồng với số lượng 5.300 thí sinh từ các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên dự thi.

Điểm thi tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn có 4 hội đồng thi (số 37, 38, 39 và 40) với 3.500 thí sinh dự thi.

PGS.TS. Huỳnh Công Pháp – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh là một trong những kỳ thi quan trọng đối với em học sinh lớp 12, kết quả của kỳ thi này cũng là một trong những phương thức tuyển sinh của VKU.

"Đối với những thí sinh trúng tuyển vào VKU theo phương thức xét tuyển kết quả Đánh giá năng lực với số điểm từ 1.000 trở lên sẽ được xét hỗ trợ tài chính tương đương 50% học phí 2 học kỳ đầu của khóa học”, PGS.TS Huỳnh Công Pháp chia sẻ.

TP. Đà Nẵng có 3 điểm thi với 6 hội đồng với số lượng 5.300 thí sinh dự thi. Ảnh: Hòa Nguyễn.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề.

Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh. Bài thi chú trọng đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh.

Các thí sinh sau khi hoàn thành bài thi. Ảnh: Hoàng Vinh.

Sau 150 phút làm thi, nhiều thí sinh cho rằng đề thi năm nay không khó nhưng rất dài. Em Nguyễn Thị Quỳnh Anh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh cho hay đề thi không quá khó, nhưng bài thi quá dài nên không kịp thời gian.

“Em chưa đoán được bao nhiêu %, có 8 môn mà em thì ôn tập nhiều về những môn tự nhiên nên em hy vọng các môn tự nhiên sẽ gánh được những môn khác” - em Quỳnh Anh chia sẻ.

Còn em Đậu Anh Hoàng, (trú tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) cho rằng đề thi năm nay không quá khó. “Đề môn toán, lý, địa, sử dễ, còn lại các môn khác thì em thấy ở mức trung bình. Em nghĩ em làm được khoảng từ 90% đến 95%” - em Hoàng nói.

Theo Hoàng Vinh/ GD&TĐ

Tin cùng chuyên mục

Sáng 18/4, tại Bình Dương, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị phát triển GD&ĐT vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tuyển sinh năm 2023, nhiều cơ sở giáo dục đại học mở ngành mới nhằm đáp ứng nhu cầu người học và thị trường lao động.
Ngày 26/3, gần 91.000 thí sinh đến từ hơn 1.880 trường trung học phổ thông của 61 tỉnh, thành phố tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM
Bộ GD&ĐT dự kiến, thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển năm nay chỉ còn hai tuần (trong khi năm ngoái là một tháng). Thời gian thí sinh biết điểm chuẩn và nhập học cũng sớm hơn một tháng so với mốc 17/9 và 30/9 của năm trước.
Ngày 19-2, Tạp chí Giáo dục TP.HCM tiếp tục phối hợp Sở GD-ĐT Long An và Sở GD-ĐT Tiền Giang tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển ĐH-CĐ năm 2023 chủ đề “Tiếp bước trường thi” được truyền hình trực tiếp trên đài phát thanh và truyền hình hai tỉnh này.
Chiều 18-2, Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp Sở GD-ĐT Tây Ninh tổ chức khai mạc chương trình tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển ĐH-CĐ năm 2023 chủ đề “Tiếp bước trường thi” được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh với sự tham gia trực tiếp của gần 1.000 học sinh.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi