Thấy gì từ tốp 100 ĐH tốt nhất châu Á năm 2023, trong đó có Việt Nam?

Trường ĐH Tôn Đức Thắng là đơn vị duy nhất nằm trong tốp 100 ĐH tốt nhất châu Á theo bảng xếp hạng năm 2023 của Times Higher Education. Tuy nhiên, dựa vào tiêu chí xếp hạng thì các đại diện Việt Nam được tính điểm cao về tỷ lệ trích dẫn nhưng tỷ lệ nghiên cứu lại bị điểm thấp.

Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) được công bố hôm 22.6 thể hiện thứ hạng các trường ĐH khu vực châu Á năm 2023. 

Đáng chú ý, tốp 100 ĐH tốt nhất châu Á năm nay tiếp tục có sự xuất hiện của đại diện Việt Nam là Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở vị trí thứ 86, nhưng lại giảm 13 bậc so năm trước. 

Đây là lần thứ hai Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào tốp 100 ĐH tốt nhất châu Á kể từ khi xuất hiện trong bảng xếp hạng THE từ năm 2022.

Bảng xếp hạng ĐH châu Á năm 2023. Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH

Như vậy, trong năm 2023, tổ chức THE (Anh) chỉ ghi nhận một trường ĐH Việt Nam trong tốp 100 ĐH tốt nhất châu Á.

Trước đó, Trường ĐH Duy Tân từng lọt tốp 100 ĐH tốt nhất châu Á hồi năm 2022, xếp hạng 91 nhưng năm nay tụt 15 hạng xuống vị trí 106.

Ngoài ra, các ĐH khác của Việt Nam cũng bị tụt hạng trong bảng xếp hạng các trường ĐH khu vực châu Á của THE. 

Cụ thể, ĐH Quốc gia Hà Nội từ nhóm 251-300 xuống 301-350 vào năm 2022, và tiếp tục tụt hạng xuống vị trí 351-400 trong năm 2023. ĐH Quốc gia TP.HCM cũng từ nhóm 401-500 xuống 501-600, đồng hạng với ĐH Bách khoa Hà Nội.

Còn Trường ĐH Huế lần đầu xuất hiện trong bảng xếp hạng THE, ở vị trí 601+. 

Đại diện Việt Nam điểm cao về tỷ lệ trích dẫn nhưng điểm thấp tỷ lệ nghiên cứu 

THE áp dụng 13 tiêu chí trong bảng xếp hạng các trường ĐH châu Á, tương tự bảng xếp hạng các trường ĐH thế giới. 

Tuy nhiên, tỷ lệ các tiêu chí này trong tổng điểm xếp hạng đã được điều chỉnh lại nhằm phản ánh yếu tố đặc thù của châu Á và các cơ sở giáo dục ĐH nơi đây.

13 tiêu chí đánh giá để xếp hạng các trường ĐH châu Á được phân loại theo 5 nhóm chính, với tỷ lệ có phần khác biệt so với bảng xếp hạng các trường ĐH tốt nhất thế giới. Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH

Cụ thể, THE đưa ra 13 tiêu chí xếp hạng các trường ĐH châu Á thuộc 5 nhóm: giảng dạy (chiếm 25% điểm tổng, thấp hơn so với bảng xếp hạng các ĐH thế giới là 30%), nghiên cứu (30%), trích dẫn (30%), thu nhập từ ngành (7,5%, cao hơn so với bảng xếp hạng các ĐH thế giới là 2,5%) và triển vọng quốc tế (7,5%).

Nhìn chung, 6 đại diện Việt Nam được tính điểm cao về tỷ lệ trích dẫn, nhưng tỷ lệ nghiên cứu lại bị điểm thấp. Cụ thể, Trường ĐH Duy Tân, Trường ĐH Tôn Đức Thắng lần lượt được đánh giá 100 và 99,2/100 điểm về mặt trích dẫn. Tuy nhiên, hai trường này có điểm nghiên cứu khá thấp, chỉ 19,6 và 15,4.

Tin cùng chuyên mục

Sáng nay 22/9, Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức công bố lịch 6 đợt thi Đánh giá tư duy năm 2024, tạo điều kiện cho thí sinh được lựa chọn kết quả tốt nhất trong công tác xét tuyển.
Số lượng sinh viên hàng năm rất đông nhưng số chỗ ở trong ký túc xá lại có hạn. Do đó, tại nhiều trường, sinh viên thuộc đối tượng ưu tiên mới được xét duyệt ở ký túc xá.
Các chuyên gia nhận định, trong khoảng 5-10 năm nữa, lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thu hút rất nhiều lao động. Từ nhu cầu này, nhiều trường đại học đang mở thêm các ngành liên quan và dự báo sẽ thu hút thí sinh trong mùa tuyển sinh tới.
Trong 8 đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế của TP HCM, có 7 ngành đã được ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ với tổng kinh phí 8,3 tỉ đồng.
Tiến sĩ Trần Đình Lý - Phó hiệu trưởng Trường đại học Nông Lâm TPHCM cho rằng quy định tuyển sinh vượt 3% chỉ tiêu sẽ bị phạt đã không còn phù hợp và đề xuất nên điều chỉnh tùy vào năng lực đào tạo của nhà trường.
Nhiều người cho rằng tiếng Anh là môn học đòi hỏi phải có năng khiếu. Tuy nhiên thành tích dạy và học tiếng Anh ở một số quốc gia trong khu vực như Philippines, Singapore... đã chứng minh những người không sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ vẫn có thể thành thạo môn học này nếu có phương pháp giảng dạy và tiếp cận ngoại ngữ phù hợp.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi