Bộ GD&ĐT: Hơn 56.200 chứng chỉ IELTS cấp sai quy định được dùng bình thường

Các chứng chỉ IELTS bị cấp sai quy định, khi đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Chiều 9-5, Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT thông tin về việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ IELTS của nước ngoài tại Việt Nam.

Theo đó, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ, trong đó có chứng chỉ IELTS của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định của Bộ GD&ĐT về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.

Như vậy, những thí sinh đã dùng chứng chỉ IELTS để được miễn thi môn tiếng Anh trong xét tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học không bị ảnh hưởng.

Cục Quản lý chất lượng cho biết thêm, trong thời gian tới sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị, tổ chức thực hiện đào tạo, liên kết đào tạo, tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ; kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý đối với sai phạm (nếu có), bảo đảm quyền lợi chính đáng của người học và người dự thi, đúng quy định của pháp luật.

Các chứng chỉ IELTS bị cấp sai quy định, khi đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng, vẫn được sử dụng bình thường. (Ảnh minh họa)

Trước đó, thanh tra Bộ GD&ĐT đã có kết luận về việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam đối với Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam.

Theo kết luận, từ ngày 17-11-2022, Bộ GD&ĐT mới cho phép cho công ty này tổ chức thi và cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ. Dù vậy, trước khi được cấp phép, trong năm 2022, đơn vị này đã cấp hơn 56.200 chứng chỉ IELTS.

Theo Thanh Thanh/ Pháp luật TP.HCM

Tin cùng chuyên mục

Năm học 2024-2025, nhiều trường phổ thông tại TPHCM đã cho học sinh lớp Mười hai “học chạy” 2 môn thi tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, đáp ứng sở thích và nhu cầu nghề nghiệp của các em.
Cán bộ, giảng viên nhiều trường đại học ở TP.HCM sẵn sàng quyên góp ít nhất một ngày lương để hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra.
Chiều 11/9, Bộ GD - ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
Sau chiêu lừa đảo đóng học phí qua tài khoản cách đây chưa đầy 1 tháng, sinh viên Trường ĐH Sài Gòn lại tiếp tục bị các đối tượng lừa kêu gọi ủng hộ quỹ Vì biển, đảo Việt Nam năm 2024.
Ngày 10/9, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT có Công điện số 1200/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở GDĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chỉ đạo công tác khắc phục sau bão số 3 (YAGI).
Năm học 2024-2025, ĐH Quốc gia TP.HCM triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi với lãi suất 0%. Sinh viên khó khăn chưa vay được vốn ngân hàng chính sách xã hội địa phương, có thể mượn số tiền tối đa bằng với học phí. Đặc biệt, có chương trình sinh viên còn được chuyển đổi khoản vay thành học bổng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.