Ngành Quản lý tài nguyên rừng - Mã ngành: 7620211

Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên có thể tái tạo được. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống.

👉 Các Trường đào tạo ngành Quản lý tài nguyên rừng

Ngành Quản lý tài nguyên rừng là gì?

Quản lý tài nguyên rừng (Forest Resources Management) – Kiểm lâm là ngành nhằm đào tạo những kỹ sư lâm nghiệp có trình độ, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; có kiến thức vững chắc về lý thuyết và thực hành chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, có khả năng quản lý, tổ chức phát triển bền vững tài nguyên môi trường và chức năng nghiệp vụ khác của rừng.

Học ngành Quản lý tài nguyên rừng là học những gì?

Chương trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên rừng sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở ngành về Xã hội học, Xã hội học nông thôn, Sinh lý thực vật, Thống kê lâm nghiệp, Thực vật rừng, sinh thái rừng, Khí tượng – thủy văn rừng; có kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng: Trồng rừng, Phòng chống cháy rừng, Quy hoạch và điều tra rừng, Quản lý sử dụng đất, Côn trùng lâm nghiệp, Bệnh hại rừng, Đo đạc và bản đồ, Đa dạng sinh học, Quản lý rừng bền vững, Kinh tế tài nguyên môi trường, động vật rừng…Từ đó, sinh viên sau tốt nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn.

Cơ hội việc làm cho ngành Quản lý ttài nguyên rừng

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên rừng, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để có thể đáp ứng yêu cầu công việc tại một số vị trí sau:

  • Làm công việc liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng tại: các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến tài nguyên rừng và môi trường như: Cục, Chi cục, Hạt Kiểm lâm, các viện và trung tâm nghiên cứu về tài nguyên rừng và môi trường bền vững, các cơ sở đào tạo, các cơ quan điều tra, quy hoạch rừng, các khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, các cơ quan quản lý nhà nước về nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn các cấp.
  • Làm việc tại các trường, phòng Khoa học & Công nghệ, các sở, phòng ban ở các tỉnh, huyện trong cả nước về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng;
  • Làm việc tại các viện điều tra quy hoạch – quản lý tài nguyên rừng, các trung tâm ứng và triển khai lâm nghiệp, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm;
  • Giảng dạy chuyên ngành quản lý tài nguyên rừng – ngành lâm nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng và Trung cấp…
  • Làm chuyên gia tư vấn cho các chương trình, dự án về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và phát triển lâm nghiệp.

Những tố chất phù hợp với ngành Quản lý ttài nguyên rừng

Để có thể theo học và thành công với ngành Quản lý ttài nguyên rừng, người học cần có một số tố chất dưới đây:

  • Yêu thiên nhiên, yêu rừng, giới động thực vật.
  • Có khả năng làm việc tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực.
  • Có khả năng làm việc theo nhóm.
  • Năng động, yêu thích sự tìm tòi, khám phá tự nhiên.

Tin cùng chuyên mục

Game đang trở thành một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào nền kinh tế số. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành game Việt đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản.
Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề