Ngành Công nghệ vật liệu - Mã ngành: 7510402

Công nghệ vật liệu là gì?

Ngành Công nghệ vật liệu là ngành nghiên cứu và triển khai các phương pháp chế tạo, xử lý vật liệu nhằm mục đích thu được vật liệu mới bền hơn, nhẹ hơn, có đặc tính ưu việt hơn, hấp dẫn và tiện dụng hơn trước đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người.

👉 Các Trường đào tạo ngành Công nghệ vật liệu.

Cấu trúc của một loại vật liệu nano (www.thefifthestate.com.au)

Học ngành Công nghệ vật liệu là học gì ?

Ngành Công nghệ vật liệu trang bị những kiến thức cơ bản và cơ sở khoa học để sinh viên hiểu biết nền tảng chung các nhóm vật liệu chính như: Kim loại, vật liệu Silicat, vật liệu Polyme, vật liệu Năng lượng và các vật liệu tiên tiến như vật liệu Bán dẫn, vật liệu Siêu dẫn, vật liệu Y sinh. Từ đó có thể nắm bắt được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu.

Ngành học này đào tạo sinh viên có năng lực về: Lựa chọn, sử dụng hợp lý và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng tăng tính hiệu quả cho công trình, thiết kế, quản lý, vận hành các dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng như bê tông, xi măng, thủy tinh, gốm sứ XD và có khả năng nghiên cứu phát triển vật liệu mới, công nghệ sản xuất và thi công vật liệu mới.

Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị thêm những kỹ năng mềm như: Kỹ năng về giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý điều hành và kỹ năng về nghiên cứu, đánh giá các vật liệu chuyên ngành; giúp sinh viên ra trường thích nghi nhanh với môi trường làm việc thực tế.

Học ngành kỹ thuật vật liệu ra trường làm gì ?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ vật liệu sẽ làm việc với vai trò của người kỹ sư công nghệ đảm nhận trách nhiệm trực tiếp sản xuất, cán bộ kỹ thuật hoặc quản lý sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp trong công nghiệp có liên quan đến việc sử dụng, sản xuất, gia công, chế tạo các dụng cụ, máy móc, thiết bị sử dụng vật liệu truyền thống hoặc tiếp nhận công nghệ, phát triển công nghệ vật liệu mới, công nghệ vật liệu nano.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ vật liệu cũng có thể làm việc với vai trò của chuyên viên kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, giảng viên tại các viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ, các cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp, các công ty tư vấn, các công ty liên doanh với nước ngoài, tham gia nghiên cứu cải tiến và chuyển giao công nghệ.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ vật liệu loại khá - giỏi với trình độ tiếng Anh tốt có nhiều cơ hội và triển vọng xin học bổng học sau đại học hoặc học tập nâng cao trình độ về khoa học và công nghệ vật liệu nano tại nước ngoài; ngoài ra các sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức để tự nghiên cứu, tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc học cao hơn như thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo sau đại học trong nước.

Học ngành Công nghệ vật liệu bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?

Học ngành công nghệ vật liệu cần có năng khiếu về các môn học toán, vật lý và hóa học. Khác với ngành công nghệ hóa học, ngành công nghệ vật liệu không đi sâu nhiều về hóa học. Toán học giúp sinh viên giải quyết các bài toán về kết cấu, cấu trúc, các bài toán kỹ thuật. Vật lý là nền tảng để sinh viên hiểu các hiện tượng cùng với kiến thức hóa học sinh viên hiểu rõ về cấu trúc vật liệu, từ đó có những giải pháp tối ưu trong việc chế tạo, gia công và sử dụng vật liệu.

Tin cùng chuyên mục

Game đang trở thành một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào nền kinh tế số. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành game Việt đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản.
Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề