Ngành Công nghệ vật liệu dệt, may - Mã ngành: 7540203

Ngành Công nghệ vật liệu dệt, may là gì?

Công nghệ vật liệu dệt, may là một ngành kỹ thuật có những điểm mới dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ, xu thế sử dụng thiết bị được số hóa, tự động hóa trong ngành, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất sợi, dệt, nhuộm, in hoa và xử lý hoàn tất (nhuộm không dùng nước, in 3D, dệt 3D…). Đây chính là ngành công nghệ chuyên về nghiên cứu, tạo sợi vải nhằm cung cấp vật liệu cho may mặc, công nghiệp cũng như các lĩnh vực khác.

👉 Các Trường đào tạo ngành Công nghệ vật liệu dệt, may.

Học ngành Công nghệ vật liệu dệt, may là học gì?

 Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu trong sản xuất và điều hành doanh nghiệp bằng năng lực vận dụng một cách có hệ thống các kiến thức về xơ, sợi, vải và phụ liệu may, đánh giá các tính chất của xơ, sợi, vải và phụ liệu may theo tiêu chuẩn TCVN và tiêu chuẩn quốc tế; quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm dệt may cũng như kiến thức về môi trường và sinh thái, nhằm đạt được những giải pháp hiệu quả cao trong sản xuất theo dây chuyền mới cũng như công nghệ hiện đại.

Sinh viên ngành Công nghệ Vật liệu Dệt, May được trang bị các kiến thức về vật liệu dệt may (nguồn gốc, tính chất, cách nhận biết, ứng dụng), đánh giá các tính chất của vải theo tiêu chuẩn; sản xuất sợi (công nghệ và phương pháp kéo sợi); sản xuất vải (công nghệ dệt thoi, dệt kim, không dệt); Tạo hình và màu sắc cho các loại vải, sợi (công nghệ nhuộm, in hoa) và hoàn tất cho sản phẩm dệt may có những chức năng theo yêu cầu sử dụng như chống cháy, chống thấm, làm mềm, chống tia UV, kháng khuẩn; Xử lý được những vấn đề về sinh thái và môi trường.

Ngoài ra, sinh viên có khả năng sử dụng một số tài liệu kỹ thuật liên quan đến Công nghệ Vật liệu dệt, may để phục vụ các hoạt động sản xuất; Ứng dụng tin học vào trong thiết kế vải và vận hành thiết bị công nghiệp dệt; Có khả năng kiểm tra và đánh giá được những chỉ tiêu chất lượng của thành phẩm trên dây chuyền kéo sợi, dệt vải, in nhuộm, hoàn tất và quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm dệt may. Kỹ sư ngành công nghệ Vật liệu dệt, may, được học tập, nghiên cứu, thực hành với các thiết bị, máy móc hiện đại, có cơ hội được tiếp cận các tập đoàn, doanh nghiệp uy tín Việt Nam và quốc tế.

Học ngành Công nghệ vật liệu dệt, may ra trường làm gì?

Cử nhân Công nghệ Vật liệu Dệt, May có thể làm việc tại các nhà máy sợi, dệt, nhuộm, may, viện nghiên cứu, trường học thuộc các lĩnh vực dệt may, vị trí làm việc rất phong phú:

  • Làm việc tại phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu, phòng phát triển mẫu, phòng thí nghiệm dệt may.
  • Đảm nhận công việc chỉ đạo về kỹ thuật và các công tác chuẩn bị sản xuất sản phẩm dệt may.
  • Quản lý và điểu hành sản xuất kinh doanh; Quản đốc xưởng sản xuất dệt may.
  • Triển khai kế hoạch sản xuất, đánh giá chất lượng quy trình sản xuất sản phẩm dệt may.
  • Định mức giá sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm trong ngành dệt may và quản lý đơn hàng.
  • Tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của ngành dệt may.
  • Cán bộ công nghệ và thiết bị tại các dây chuyển sản xuất sợi, dệt, nhuộm.
  • Cán bộ, giám đốc kinh doanh cho các công ty thương mai về ngành dệt, may.
  • Chuyên viên, quản lý điều hành tại các viện nghiên cứu.
  • Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng.
  • Các phòng kiểm định chất lượng ngành dệt may.
  • Đại diện cho các công ty dệt may nước ngoài ở Việt Nam.
  • Chuyển giao công nghệ tại các nhà máy sơi, dệt, nhuộm và hoàn tất dệt may.

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Công nghệ vật liệu dệt, may

Để thành công trong lĩnh vực ngành Công nghệ vật liệu dệt, may bạn cần phải có được những tố chất sau:

  • Có niềm đam mê với thời trang, hiểu rõ các xu hướng thời trang của từng giai đoạn nhất định;
  • Có óc thẩm mỹ và tính sáng tạo để cho ra những sản phẩm dệt may mới lạ;
  • Chăm chỉ, cần cù, chịu được áp lực trong công việc;
  • Biết vận dụng công nghệ – kỹ thuật một cách thích hợp và hiệu quả;
  • Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, phân công công việc và quản lý thời gian...

Tin cùng chuyên mục

Game đang trở thành một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào nền kinh tế số. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành game Việt đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản.
Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề