Cơ hội lớn cho người học ngành logistics

Hiện Việt Nam đang thiếu khoảng 2 triệu lao động ngành logistics và có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới. Ngoài các trường ĐH, gần đây một số trường CĐ thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp cũng đã tuyển sinh, đào tạo ngành logistics, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng.


Sinh viên ngành logistics ca mt trưng ĐH đang thc hành ti doanh nghip

Vừa thiếu, vừa yếu

Ông Lê Duy Hiệp (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam - VLA) cho biết, Việt Nam hiện có trên 30.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó có khoảng 4.000 DN hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Theo khảo sát của VLA, với quy mô DN logistics như hiện nay, Việt Nam thiếu khoảng 2 triệu lao động phục vụ cho ngành.

Trong khi đó, ông Trần Bảo Quốc (đại diện DN vận tải - thương mại và dịch vụ Tiến Long ở Đồng Nai) cho biết, để chuẩn bị cho việc mở rộng địa bàn hoạt động, ngay từ năm 2019, DN Tiến Long đã lên kế hoạch chuẩn bị nhân sự. Tuy nhiên, qua 3 đợt tuyển dụng, hiện tại DN chỉ tuyển được khoảng 30% lao động so với nhu cầu. Với kinh nghiệm gần 10 năm làm công tác tuyển dụng và đào tạo, ông Quốc cho rằng, hiện sinh viên chuyên ngành logistics tốt nghiệp loại khá, giỏi của một số trường ĐH có tâm lý không muốn làm việc ở các công ty logistics vừa và nhỏ của Việt Nam mà chỉ muốn làm việc ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các tập đoàn quốc tế. Tuy nhiên, để “săn” được người giỏi, DN phải bỏ ra một khoản lương lớn thì họ mới chịu đầu quân. “Hiện tại, không ít DN logistics trong nước đã và đang tuyển dụng nhân lực theo kiểu “vớt” dưới nia, vì số trên sàng DN không kham nổi về chi phí. Dù dưới nia nhưng số ấy có nền tảng kiến thức khá vững về logistics, việc đào tạo bổ sung theo yêu cầu của DN cũng không mấy khó khăn. Đây là giải pháp tình thế nhưng vẫn ổn hơn là tuyển nhân lực trái ngành để đào tạo lại”, ông Quốc nói.

Khảo sát của VLA cũng cho thấy, có đến 70% DN logistics gặp khó khăn trong việc tuyển lao động, đặc biệt là ở các vị trí điều hành, quản lý. Ông Lê Duy Hiệp khẳng định, cơ hội việc làm trong ngành logistics rất lớn, không chỉ trong nước mà còn có thể tham gia thị trường lao động khu vực và thế giới. Tuy nhiên, để cạnh tranh với thị trường lao động nước ngoài, chương trình đào tạo phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Doanh nghiệp bắt tay với nhà trường

Nắm bắt xu hướng thị trường lao động, đến thời điểm này có nhiều trường CĐ trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh và đào tạo ngành logistics; tuy nhiên, theo đánh giá chung của các DN, chất lượng đào tạo còn một số hạn chế. “Qua các đợt tuyển dụng, về lý thuyết các bạn khá tốt nhưng kỹ năng thực hành, đặc biệt là ngoại ngữ và khả năng tiếp cận công nghệ mới thì cần phải bồi dưỡng thêm. Sau tuyển dụng, chúng tôi phải mất từ 3 đến 6 tháng để đào tạo lại mới đáp ứng được yêu cầu công việc”, bà Ngô Như Quỳnh (Giám đốc nhân sự Công ty TNHH MTV Logistics Đông Nam) chia sẻ.

Theo bà Quỳnh, rút kinh nghiệm từ các đợt tuyển dụng, hiện công ty đang tiến hành hợp tác với một số trường ĐH-CĐ cùng tham gia đào tạo. Theo nội dung hợp tác, phía nhà trường sẽ đảm trách các học phần cơ bản, công ty sẽ trực tiếp tham gia đào tạo một số học phần chuyên ngành để đảm bảo sát với yêu cầu công ty. Chúng tôi không đặt nặng vấn đề tài chính, chấp nhận trả lương để cử chuyên gia giỏi đứng lớp. Việc hợp tác này đảm bảo quyền lợi của các bên, trong đó quyền lợi của người học được đặt lên hàng đầu. Cũng theo bà Quỳnh, DN không cần một sinh viên chuyên ngành logistics ra trường phải có bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi mà cần một người có thể bắt tay ngay vào công việc. Cũng như nhiều ngành nghề khác, ngành logistics đang chịu tác động mạnh trước xu thế tự động hóa và thương mại điện tử. Do vậy, thời lượng đào tạo thực hành tại DN là cực kỳ quan trọng quyết định đến chất lượng nhân lực. Hơn nữa, bên cạnh giáo trình bám sát thực tế DN thì việc đào tạo kỹ năng để tiếp cận công nghệ 4.0 và ngoại ngữ là những nội dung mà các trường cần lưu ý.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Thu Trang (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty phát triển nguồn nhân lực Tân Cảng - STC) cho rằng, logistics là ngành có nhu cầu lớn về lao động. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành logistics trong hệ thống cũng như các đơn vị đối tác, từ năm 2018, công ty đã chủ động ký kết hợp tác đào tạo với Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức. Qua sự hợp tác này, sinh viên được học trên dây chuyền vận hành hiện đại ở cảng Cát Lái.

Bà Trang cho biết thêm, phía đối tác - Tập đoàn STC (Hà Lan) cũng đã cam kết chia sẻ tài liệu, công nghệ tiên tiến phục vụ giảng dạy chuyên ngành nếu các trường có nhu cầu.

Trọng Tri/GDO

Tin cùng chuyên mục

Game đang trở thành một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào nền kinh tế số. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành game Việt đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản.
Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề