Xu hướng mở các ngành “lai” công nghệ

Trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự bùng nổ kết nối và hội nhập toàn cầu đã gia tăng xu hướng chuyển đổi số ở tất cả lĩnh vực. Những ngành, chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học gắn với công nghệ liên tục ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó.

Năm 2023, xu hướng mở ngành nhóm công nghệ, chuyển đổi số thể hiện khá rõ trong đề án tuyển sinh của các trường đại học. Chẳng hạn các ngành đang được tuyển sinh ở nhiều trường là: tài chính công nghệ, kinh doanh số.

Đào tạo kiến thức liên ngành

Trong 5 ngành mới dự kiến mở và tuyển sinh năm 2023 của Trường đại học Kinh tế TPHCM có các ngành: công nghệ tài chính (fintech), kinh doanh số. Tương tự, trong 5 ngành học mới dự kiến mở của Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM có ngành công nghệ tài chính... 

Những năm gần đây, xu hướng quan tâm đến ngành “lai” của thí sinh cũng đã dần tăng lên, nhất là “lai” giữa ngành công nghệ thông tin và tài chính ngân hàng. Thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM - cho biết, đối với ngành công nghệ tài chính ở trường, phần lớn kiến thức thuộc về công nghệ thông tin và có kết hợp với tài chính ngân hàng. Ngành công nghệ tài chính “hơi khác” nếu như so sánh với ngành công nghệ thông tin thuần túy, vì có kiến thức về tài chính, nghiệp vụ ngân hàng và có kiến thức của lập trình viên. 

Sinh viên Trường đại học Quốc tế Sài Gòn thực hành tại Trung tâm Mô phỏng ngành kế toán của trường

Đối với ngành kinh doanh số, theo thạc sĩ Cao Quảng Tư - Giám đốc tuyển sinh Trường đại học Quốc tế Sài Gòn - đây là phiên bản “nâng cấp” của ngành quản trị kinh doanh, hướng đến đào tạo những nhà quản trị kết hợp hiệu quả năng lực quản lý cùng khả năng phân tích dữ liệu và ứng dụng các nền tảng thương mại điện tử trong vận hành kinh doanh. Chuyên ngành kinh doanh số định hướng đào tạo liên ngành giữa khối kiến thức công nghệ - kinh doanh - tài chính.

Sinh viên được học bổ sung các học phần liên quan đến nền tảng số như: thương mại điện tử, khởi nghiệp, phân tích dữ liệu lớn, quản trị hệ thống thông tin, số hóa dữ liệu và chuyển đổi vận hành kinh doanh, marketing số… 

Đón đầu nhân lực toàn cầu hóa

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự bùng nổ kết nối và hội nhập toàn cầu đã gia tăng xu hướng chuyển đổi số ở tất cả lĩnh vực. Việc mở những ngành “lai” công nghệ nhằm đón đầu nhân lực toàn cầu hóa. Thạc sĩ Cao Quảng Tư cho biết kinh doanh số ra đời trong bối cảnh bùng nổ công nghệ đã trở thành một lựa chọn “hot” với thí sinh, với mức lương hấp dẫn, cơ hội làm việc rộng mở. 

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn cho rằng ngành công nghệ tài chính dành cho người yêu tài chính và thích công nghệ thông tin. Có kiến thức và kỹ năng sâu về lập trình kèm theo biết về tài chính là thế mạnh của sinh viên khi xin việc. Sinh viên tốt nghiệp ngành này dễ dàng làm việc ở các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, các công ty cung cấp dịch vụ tài chính...

Hiện các tổ chức tín dụng đang có nhu cầu tuyển dụng rất cao những người làm việc ở lĩnh vực công nghệ thông tin và tài chính. Khi công nghệ thông tin đã đi vào cuộc sống thì lĩnh vực công nghệ và tài chính sẽ cần rất nhiều nhân sự. Nghiên cứu của Khoa Công nghệ thông tin và Khoa Kế toán - Tài chính của nhà trường cho thấy 100% doanh nghiệp sẽ cần đến người làm việc biết về lập trình và biết về tài chính. 

Các trường đào tạo ngành công nghệ tài chính, kinh doanh số

Ngành công nghệ tài chính đang được nhiều trường đại học tuyển sinh và tổ chức đào tạo như: Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM), Trường đại học Kinh tế TPHCM, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Trường đại học Ngân hàng TPHCM, Trường đại học Hoa Sen, Trường đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông…  

Ngành kinh doanh số được các trường tuyển sinh và đào tạo như: Trường đại học Kinh tế TPHCM, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM), Trường đại học Quốc tế Sài Gòn, Trường đại học Kinh tế quốc dân... 

Theo Trương Mẫn/ PNO

Tin cùng chuyên mục

Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Đến năm 2030, Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu đào tạo được 1.500 kỹ sư và 500 thạc sỹ thiết kế vi mạch; đào tạo và cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho 15.000 kỹ sư.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề