67% thí sinh thi các môn Khoa học xã hội: Cơ hội ngành nghề rộng mở

Theo giáo viên, nhà quản lí giáo dục, tỉ lệ học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội ngày càng cao là nhằm an toàn, thuận tiện cho xét tốt nghiệp THPT đồng thời cơ hội xét tuyển ngành nghề cũng ngày càng rộng mở.

Cô Phạm Thị Ngọc Huệ, giáo viên Trường THPT Đông Anh (Hà Nội) nói rằng, ở trường học, nhiều năm trở lại đây, tỉ lệ học sinh chọn thi các môn thi lệch hẳn về nhóm các môn xã hội. Ví dụ, lớp 12 năm nay, toàn trường có 11 lớp, chỉ có 2 lớp khối A thuần (Toán, Vật lí, Hoá học), 3 lớp A1 (Toán, Vật lí, Anh), còn lại 6 lớp thi các môn khoa học xã hội. Tương tự, lứa học sinh đang học lớp 11 năm nay có 14 lớp thì có tới 9 lớp thi khối D,C.

“Học sinh chọn học nhóm môn xã hội cũng rộng cửa lựa chọn ngành nghề, kể cả trường tốp trên như: ĐH Ngoại Thương, Học viện Ngoại giao, …trừ những ngành đặc thù là một trong những nguyên nhân chính khiến tỉ lệ thi các môn này cao. Do vậy, có thể nói, học sinh đang lựa chọn môn thi, ngành nghề bám sát điều kiện tuyển sinh của các trường ĐH,CĐ”, cô Huệ nói.

67% thí sinh thi các môn Khoa học xã hội: Cơ hội ngành nghề rộng mở

Học sinh chọn thi các môn xã hội nhiều hơn tự nhiên vì được cho là dễ “ăn” điểm

Bà Bùi Thuỳ Linh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng, tình trạng lệch môn thi có thể phụ thuộc vào từng trường, từng vùng miền, khu vực. Tuy nhiên, tại trường Cầu Giấy, tỉ lệ học sinh chọn thi các môn xã hội cao hơn hẳn môn tự nhiên đã tồn tại nhiều năm nay và điều đó được xác định ngay khi học sinh bước chân vào lớp 10 để xếp lớp học.

Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra từ ngày 27-28/6 tới có 63% em đăng kí chọn bài thi Khoa học xã hội, 37% em thi bài thi Khoa học tự nhiên.

Bà Linh phân tích, học sinh ở khu vực thành phố, vùng điều kiện kinh tế thuận lợi có năng lực ngoại ngữ tốt, điểm cao nên thường chọn thi khối D để xét tuyển ĐH. Với tổ hợp này hiện cũng có sự lựa chọn ngành nghề rất đa dạng với nhiều trường trên toàn quốc. Do đó, khi chọn môn điều kiện để xét tốt nghiệp, học sinh có xu hướng chọn môn xã hội vì nhẹ nhàng, dễ học, gần gũi với đời sống, dễ đạt điểm cao hơn các môn tự nhiên vốn dĩ kiến thức hàn lâm, khó học.

Nói về chọn ngành nghề, bà Linh cho rằng, trên thực tế, học sinh học nhóm các môn tự nhiên có sự lựa chọn ngành nghề, trường ĐH nhiều hơn nhóm các môn xã hội. Nhưng để thi đạt điểm cao, vào được các ngành nghề ở trường tốp đầu không phải chuyện dễ. Hiện nay, nhiều trường ĐH cũng có nhiều phương thức xét tuyển sớm như: học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ, bài thi đánh giá năng lực… do đó trước kì thi tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh đã có kết quả đỗ ĐH sớm.

Theo Hà Linh/TPO

 

Tin cùng chuyên mục

Tốt nghiệp trung cấp nhưng với nỗ lực và kinh nghiệm thực tế đã giúp nhiều người thành công, thay đổi định kiến xã hội về việc học nghề.
Tại những buổi tư vấn hướng nghiệp, chọn nghề gần đây, ngành chăm sóc sắc đẹp trở thành ngành "hot" được nhiều học sinh THCS quan tâm.
Xã hội ngày càng phát triển, xu hướng tìm những không gian riêng, độc, lạ hay sự thư thái, bình yên theo nhu cầu riêng càng được con người tìm kiếm. Đó là một trong những lý do để ngành thiết kế nội thất lên ngôi.
Ở Việt Nam, bảo hiểm là một trong những ngành phát triển; các đơn vị bảo hiểm tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ. Xã hội càng hiện đại, mức độ rủi ro càng tăng thì bảo hiểm càng lên ngôi.
Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, mọi thứ đều được số hóa, từ cách chúng ta làm việc, giải trí đến cách chúng ta tương tác với thế giới xung quanh.
Sự phổ biến và cần thiết của ngành thuế, nhất là trong thời đại kinh tế số làm ngành học này có nhiều sức hút với học sinh và được đông đảo phụ huynh quan tâm, ủng hộ.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.