Kiến trúc sư: Nghề của đam mê và đầy thử thách

Không chỉ đơn giản là kiến tạo không gian, mà họ còn phải biết cách biến hóa để cán cân giữa những tỉ lệ vàng, những quy tắc tiêu chuẩn cứng nhắc và những ý tưởng sáng tạo luôn vững.

Theo những người làm nghề, chọn gắn bó với nghiệp kiến trúc cũng như “làm dâu trăm họ”, vừa phải đáp ứng những “yêu sách” của khách hàng, nhà đầu tư mà vẫn mang hơi thở, cảm xúc của người kiến trúc sư.

Kiến trúc nghề của đam mê

Là một kiến trúc sư (KTS), bạn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình diện mạo thành phố ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô. Nếu bạn bị ảnh hưởng bởi môi trường luôn thay đổi và muốn tham gia vào thúc đẩy nó hướng tới một tương lai lành mạnh và bền vững, thì theo đuổi nghề kiến trúc sư là trong những lựa chọn phù hợp với bạn. Mọi không gian đều có đặc trưng độc đáo riêng và phản ánh người sống trong đó cũng như văn hóa của họ. Kiến trúc bị ảnh hưởng bởi sự tương tác không ngừng của con người, tôn giáo, kinh tế, tín ngưỡng văn hóa và địa lý. Nếu bạn thấu hiểu những yếu tố này, chắc hẳn bạn sẽ cải thiện tính chất và công năng của kiến trúc xung quanh trong tương lai.

Kiến trúc là một trong những ngành học thú vị nhất, thực tế là ngành kiến trúc có mối quan hệ tương hỗ với tất cả các loại ngành học khác và mọi khía cạnh của cuộc sống. Ví dụ, nếu chúng ta nói về kiến trúc và toán học, thì sẽ có thiết kế tham số, hoặc nếu chúng ta nói về kiến trúc và khoa học tự nhiên, thì ta sẽ có thiết kế mô phỏng sinh học.

Việc làm kiến trúc sư đòi hỏi kỹ năng tương đối cao

Để trở thành một kiến trúc sư giỏi, bạn cần hệ thống đầy đủ thông tin trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bạn cần biết mọi thứ một ít nhưng điều bạn cần hiểu rõ hơn chính là về con người. Kiến trúc là một lĩnh vực đang phát triển, mỗi ngày luôn xuất hiện những điều mới mẻ hơn và bạn phải theo kịp tất cả những thay đổi và xu hướng mới nhất. Nếu bạn là một kiến trúc sư trẻ, có thể học hỏi từ những lời khuyên từ những KTS đi trước. Để đạt thành công và xây dựng sự nghiệp trong vai trò KTS đó không phải là nhiệm vụ dễ dàng. 

Một trong những điều tuyệt vời nhất khi trở thành kiến trúc sư là bạn có thể nhìn thấy thành quả lao động của mình trong thực tế. Nhiều tháng làm việc liên tục, các cuộc họp, gia hạn thời gian hoàn thành và lịch trình bận rộn cuối cùng đổi lại là một công trình xây dựng khang trang. Thiết kế là một quá trình vô cùng phấn khích, tuy nhiên đây chỉ là một phần công việc trong nghề kiến trúc. Thiết kế được tuân theo bởi các hoạt động xây dựng tại công trường, sau đó là một tòa nhà mô phỏng bản thiết kế trong đời thực xuất hiện.

Kiến trúc sư có quyền tự do thiết kế và thể hiện sự sáng tạo của mình, nhưng họ không phải họa sỹ. Kiến trúc sư cần xem xét rất nhiều chi tiết kỹ thuật, công nghệ xây dựng và các hoạt động thi công trên công trình. Giới hạn thiết kế là vô hạn và đó là điều tạo nên sự thú vị của nghề kiến trúc. Trong quá trình thiết kế, kiến trúc sư không bao giờ cứng nhắc mà luôn có tư duy sáng tạo linh hoạt để tìm ra giải pháp.

Kiến trúc là một lĩnh vực rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người và có một khả năng cố hữu để chạm vào cuộc sống của mỗi người bởi vì nó du nhập vào đời sống kinh tế xã hội của khu vực, quốc gia. Sự năng động trong lĩnh vực kiến trúc luôn thay đổi không ngừng do tính chất luôn thay đổi của xã hội. Kiến trúc cải thiện chất lượng cuộc sống và mở đường cho một thế giới tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai.

Bên cạnh công việc của Kiến trúc sư các bạn cũng có thể tham khảo thêm cụ thể công việc của những chức vụ khác như công việc kỹ sư là gì?. Những công việc chi tiết chắc chắn sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức và sự chủ động hơn cho những dự định công việc dự định của mình. Hơn nữa khi biết rõ cụ thể các việc phải làm của các vị trí bạn cũng dễ dàng đánh giá và so sánh khả năng của bản thân liệu có thật sự phù hợp với công việc đó hay không.

Kiến trúc thật sự là một nghề đầy gian nan

Bạn hay lầm tưởng làm KTS dễ ợt đấy là vì bạn bị hoa mắt bởi những thứ truyền thông vớ vẩn như những cuộc phỏng vấn những người nổi tiếng bạn bị say mê sự hào nhoáng mà quên mất, thứ ấy chỉ là bề nổi rất mỏng thôi, một tảng băng chìm ở dưới mà bạn không nhìn thấy. Vậy nên, nhiều bạn thi vào Kiến trúc để hát, để hoạt động công chúng hoặc biểu diễn văn nghệ bạn không biết rằng những điều đó thật đẹp nhưng nó không phải là bản chất. Làm nghề Kiến trúc gian nan không kém gì các nghề khác. Độ rủi ro rất cao, thù lao thì rất thấp và chúng ta bị rất nhiều sự sách nhiễu của nhiều người có quyền, có tiền…

Kiến trúc sư – người “định hình” thế giới tương lai

Kiến trúc là một ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực: nghệ thuật và kỹ thuật. Nếu như một nghệ sỹ đi trên dây giỏi ngoài yêu cầu  khả năng tập trung cao độ, phải có đủ dẻo dai, vừa giữ thăng bằng tốt, xác định được trọng tâm vừa phô diễn những động tác múa mềm mại thì một kiến trúc sư giỏi là người biết dung hòa hai lĩnh vực có vẻ mâu thuẫn đó, dựa trên những cơ sở kỹ thuật chính xác để thăng hoa cùng những sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Chính vì thế người làm kiến trúc phải là một Nghệ sỹ.

Một thế giới nơi hàng trăm hàng trăm ngôi nhà giống nhau và bạn thử tưởng tượng xem em bé gia đình bạn đi về nhà và hoảng hốt không biết căn nhà nào là nhà mình khi cả dãy phố đều bọc vỏ bọc giống y hệt nhau. Điều gì sẽ xảy ra sau đó?

Kiến trúc sư một nghề của kỹ thuật và nghệ thuật ( Ảnh minh hoạ)

Phá vỡ quy tắc không nghĩa làm đảo lộn mọi thứ như ném những món đồ lung tung mà làm một “sự bừa bãi có quy tắc”. Một sự sắp đặt vô lý nhưng hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học và nghệ thuật sắp đặt tài tình, điều này sẽ làm thiết kế của bạn thoát ra khỏi tấm áo cũ kĩ và tạo ra sự thu hút.

Thông thường kiến trúc sư bị chi phối bởi rất nhiều nguyên tắc do chủ đầu tư đặt ra: “Chiều cao thông thủy bắt buộc 3m/tầng”, “nền nhà vệ sinh luôn chênh cốt”, “Cầu thang phải xây bên tay phải”… Có những yêu cầu có lý có điều không, tuy nhiên ngoài việc đáp ứng yêu cầu, bạn sẽ thực sự thành công nếu có thể phá vỡ những quy tắc đó để đưa ra một giải pháp tốt hơn và thuyết phục khách hàng theo phương án thiết kế của mình. Việc phá vỡ quy tắc đúng chỗ sẽ giúp cho bản thiết kế trở nên khác biệt, độc đáo. Sức hấp dẫn của kiến trúc và nghệ thuật luôn khởi điểm từ những đáp án bất ngờ như thế.

Kiến trúc sư là một công việc khá khó khăn, yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác cao và chắc chắn không phải là công việc phù hợp với tất cả mọi đối tượng. Nếu đã đam mê và gắn bó với nghề này, kiến trúc sư hãy cho mình những kỹ năng và kiến thức thật vững vàng để có thể thành công trong nghề, biến các sản phẩm kiến trúc trên giấy của mình thành sản phẩm thực tế được mọi người yêu thích sử dụng.

Theo Nam Lê - Minh Hòa/ Nhân lực Nhân tài Việt

Tin cùng chuyên mục

Game đang trở thành một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào nền kinh tế số. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành game Việt đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản.
Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề