Khởi nghiệp cần chút “máu liều”

Bên cạnh quá trình chuẩn bị kỹ về tài chính, kiến thức, tích lũy đủ kinh nghiệm, người khởi nghiệp cần có chút “máu liều” để biết nắm bắt đúng thời cơ cũng như có độ… lì cần thiết để không dễ dàng lùi bước trước khó khăn, trở ngại.

Tọa đàm “Khởi nghiệp dễ hay khó” do một trường ĐH tại TP.HCM tổ chức vừa qua đã gợi mở thêm những góc nhìn mới trong vấn đề khởi nghiệp.

Cần biết… liều và lì!

Theo PGS.TS Trịnh Thùy Anh (Trưởng khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Mở TP.HCM, Phó Chủ tịch đào tạo Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam), khởi nghiệp có thể hiểu là việc khởi sự một dự án kinh doanh mới mẻ, chưa từng có hoặc có những khác biệt so với những cái đã từng tồn tại. Đồng thời có thể mở rộng quy mô một cách nhanh chóng, thông qua những mô hình, mô thức đặc biệt. Trong đó, đặc thù của những dự án khởi nghiệp chính là yếu tố đổi mới sáng tạo về sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng kinh doanh. Để đổi mới sáng tạo, bà Thùy Anh nhấn mạnh người khởi nghiệp trong nhiều trường hợp cần biết… liều và lì. Tính “liều” thể hiện ở chỗ người khởi nghiệp chịu được thách thức, thích mới lạ, biết chấp nhận rủi ro, không thích những điều khuôn mẫu lặp lại. Những người này có khả năng khởi nghiệp vì ở họ có sự tìm tòi những điều mới mẻ. Còn tính “lì” thể hiện ở sự kiên định, bền bỉ trước khó khăn trở ngại, thua cuộc nhưng vẫn có đủ kiên trì làm lại.

Đây cũng chính là quan điểm mà ông Nguyễn Tấn Huy (Tổng Thư ký Hội đồng Liên hiệp khoa học doanh nhân Việt Nam) gợi mở cho sinh viên. Ông Huy cho rằng người khởi nghiệp thành công, đi cùng với sự chuẩn bị trong đó bao gồm nền tảng kiến thức thì còn nhờ sự nhanh nhạy, biết chớp thời cơ, thời điểm cũng như biết… lì và liều. Sự lì lợm, liều lĩnh này có được từ những va chạm thực tế và thực chiến, cần thiết cho quá trình khởi nghiệp. Ông Huy nhìn nhận, rất nhiều bạn trẻ chưa hiểu được sự cam go của một người khởi nghiệp, dẫn đến dễ gặp hụt hẫng khi vào thực tế. Hụt hẫng thường thấy nhất nằm ở vấn đề thời gian, vì thời gian và tâm huyết đổ vào dự án khởi nghiệp là rất lớn. Chính vì vậy, người khởi nghiệp trong giai đoạn đầu thường rất… cô đơn. Việc chuẩn bị tâm lý để đối diện với “khoảng trống tinh thần” khi bước vào khởi nghiệp cũng là điều ông Huy nhắn nhủ với người trẻ.

Chuẩn bị nền tảng kiến thức

Cốt lõi trong hành trình khởi nghiệp của người trẻ, theo ông Nguyễn Tấn Huy, chính là cần trang bị nền tảng kiến thức. “Rất nhiều bạn trẻ từng đặt câu hỏi với tôi rằng, nhiều người khi khởi nghiệp họ không học gì cả, vậy việc khởi nghiệp đối với người không học và người có học bài bản sẽ khác nhau như thế nào? Thực tế có những người không học một cách chính quy nhưng khi khởi nghiệp đạt thành công thì đi kèm với đó không chỉ là những yếu tố như thời điểm, thời cơ, sự nhanh nhạy, sự gan lì, dám liều, tính quyết đoán… mà quá trình học tập tích lũy kiến thức vẫn âm thầm được thực hiện. Bởi để có thể phát triển bền vững, trong quá trình triển khai dự án khởi nghiệp, ai cũng cần trang bị kiến thức nền hoặc nhờ sự hỗ trợ”, ông Huy giải thích.


PGS.TS Trnh Thùy Anh và ông Nguyn Tn Huy chia s v cơ hi khi nghip vi sinh viên

Được cộng đồng hỗ trợ khởi nghiệp

Dù có khó khăn nhưng ông Nguyễn Tấn Huy nhận định, thời nay người trẻ khởi nghiệp có những điều kiện thuận lợi hơn thế hệ xưa rất nhiều. Ngày xưa, việc khởi nghiệp là quá trình tự bươn chải hoàn toàn; hầu như không có người cố vấn, người hướng dẫn để dẫn dắt, phải tự định hình, tự học thông qua va chạm thực tế. Trong khi hiện nay, người trẻ được thế hệ đi trước dẫn dắt ở từng lĩnh vực cụ thể, lại có hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp, từ đó giúp các bạn giảm thiểu khó khăn hoặc giải quyết được các mối lo. Bà Trịnh Thùy Anh cũng cho hay, hiện những cộng đồng hỗ trợ khởi nghiệp có thể hỗ trợ đắc lực cho các bạn trẻ. Cụ thể như cộng đồng doanh nhân hỗ trợ đầu tư tài chính, công nghệ cho dự án, làm cố vấn hướng dẫn; Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia phía Nam mở những chương trình đào tạo về khởi nghiệp, bồi dưỡng kiến thức. Bên cạnh đó, còn có các cuộc thi, quỹ hỗ trợ những dự án khởi nghiệp dành cho sinh viên...

Anh Văn Đình Chinh (Nhà sáng lập và điều hành Công ty Po’s House) dẫn chứng chính câu chuyện của mình, sau khi tốt nghiệp ĐH, anh dự định khởi nghiệp, nhưng lúc đó lại thiếu thốn về tài chính và kinh nghiệm, đành lựa chọn làm cho một công ty để lấy kinh nghiệm, kiến thức… trong 2 năm. Khi chuẩn bị đủ nguồn lực, anh mới tách ra khởi nghiệp. Anh thú nhận, những bước đi chập chững trên con đường khởi nghiệp có rất nhiều khó khăn. Một mặt, bản thân anh thiếu kiến thức về quản trị, nhân sự, thiếu thông tin định hướng nhưng mặt khác lại tự tin thái quá vào năng lực chuyên môn của mình. Để vượt qua khủng hoảng này, sau mỗi ngày làm việc, anh đã đăng ký học những lớp về quản trị, về vận hành. Tới thời điểm hiện tại, lộ trình khởi nghiệp của bản thân anh đã đi đúng hướng nhưng anh nghiêm túc chỉ ra, việc chuẩn bị kiến thức nền, trải nghiệm thực tế… là điều không thể thiếu trong quá trình tập tành khởi nghiệp.

Trả lời câu hỏi của sinh viên rằng khởi nghiệp dễ hay khó, ông Nguyễn Tấn Huy nhận định, khởi nghiệp dễ hay khó phụ thuộc vào quá trình chuẩn bị tới đâu, sẽ không quá khó nếu người khởi nghiệp có sự chuẩn bị kỹ. Với những dự án khởi nghiệp nho nhỏ, đầu tư ít, gắn với truyền thống nghề nghiệp lâu đời của gia đình như dự án sản xuất nông nghiệp nhỏ liên quan đến cây trái, rau sạch… chẳng hạn, người trẻ có thể duy trì và hiện thực hóa dễ dàng. Riêng những dự án quy mô hơn, mới mẻ hơn thì quá trình thực hiện sẽ rất dài. Ông Huy ví ý tưởng khởi nghiệp như là quả trứng và cho rằng thường nhà đầu tư sẽ đầu tư vào “con gà con” thay vì vào “quả trứng”. Trong khi đó, vấn đề tìm nguồn tài chính để đầu tư một lò ấp nhằm cho ra sản phẩm là “con gà con” sẽ không hề dễ đối với những dự án khởi nghiệp của người trẻ. Giai đoạn tạo ra sản phẩm mẫu trong khởi nghiệp của người trẻ thực sự là khó.

Anh Văn Đình Chinh cũng chia sẻ, khó khăn về tài chính là điều chính bản thân những người khởi nghiệp như anh không thể tránh khỏi. Giai đoạn đầu khởi nghiệp khá… cô đơn vì bản thân anh đã làm một mình, tất cả mọi dịch vụ liên quan không tự thực hiện được đều phải thuê từ bên ngoài. Nhưng khi thuê, kinh phí bị đội lên mỗi tháng, nguy cơ khó trụ nổi, anh đã tìm cách kết nối với những người đồng khởi nghiệp như mình để sử dụng dịch vụ chéo lẫn nhau nhằm tiết kiệm được chi phí vận hành.

Thục Trân/GDO

Tin cùng chuyên mục

Với ý tưởng dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá tình trạng kích ứng và dị ứng da đầu, 3 sinh viên từ Trường ĐH RMIT Việt Nam đã vượt qua hơn 5.000 người để đại diện Việt Nam thi đấu tại Anh.
Từng là thủ khoa đầu vào cùng tấm bằng tốt nghiệp xuất sắc của Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM nhưng Nguyễn Quỳnh Châu bỏ hết lại phía sau, trở về quê khởi nghiệp trồng rau.
Chọn bánh tráng để khởi nghiệp vì không muốn đặc sản quê nhà chỉ là những gói hàng rong không nhãn mác, đến nay, cô gái này đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ gia đình và có hơn 6.000 điểm bán hàng trên toàn quốc.
Trước khi chạm đến thành công, nữ thanh niên tỉnh Đắk Nông từng vấp nhiều thất bại trong hành trình khởi nghiệp. Với quyết tâm không từ bỏ, chị đã vươn lên, đoạt giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp thanh niên nông thôn toàn quốc.
Với dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm "Sầu riêng ngũ cốc sấy thăng hoa", chị Trần Thị Dịu (tỉnh Đắk Nông) xuất sắc vượt qua 39 thí sinh khác trên cả nước để giành giải nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2023 do T.Ư Đoàn tổ chức.
Dù hai người điều hành hãng túi còn rất trẻ (16 và 18 tuổi), tự nhận thiếu kinh nghiệm và được nhiều shark khuyên nên học xong rồi khởi nghiệp, nhưng được shark Phạm Thanh Hưng đầu tư 300 triệu đồng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề