Dự án về sầu riêng giành giải nhất thi khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Với dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm "Sầu riêng ngũ cốc sấy thăng hoa", chị Trần Thị Dịu (tỉnh Đắk Nông) xuất sắc vượt qua 39 thí sinh khác trên cả nước để giành giải nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2023 do T.Ư Đoàn tổ chức.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cùng Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn trao giải nhất cho thí sinh Trần Thị Dịu, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Hòa Hội

Tối 12/11, tại tỉnh Sóc Trăng, T.Ư Đoàn trao giải cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2023.

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương cho biết, sau hơn 4 tháng phát động, cuộc thi nhận được 446 hồ sơ tham gia dự thi từ 63 tỉnh, thành đoàn trên toàn quốc. Ban giám khảo vòng sơ loại chọn ra 135 dự án vào vòng bán kết. Vòng bán kết tổ chức theo 3 khu vực: miền Bắc, miền Trung, miền Nam trong tháng 8/2023 và chọn 40 dự án vào vòng chung kết.

Theo anh Cương, cuộc thi luôn nhận được sự quan tâm, tham gia của đông đảo thanh niên khởi nghiệp; các chuyên gia, cố vấn khởi nghiệp trên nhiều lĩnh vực; các nhà đầu tư, quỹ đầu tư khởi nghiệp.

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy cùng lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng trao tặng giải nhì cho các thí sinh. Ảnh: Hòa Hội

Kết quả, giải nhất cuộc thi thuộc về chị Trần Thị Dịu với dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm "Sầu riêng ngũ cốc sấy thăng hoa" (tỉnh Đắk Nông). 2 giải nhì thuộc về anh Hồ Hoàng Hiếu với dự án "Sản xuất và nuôi trồng nấm dược liệu, nấm ăn tuần hoàn" (tỉnh Bình Dương) và anh Nguyễn Văn Luân với dự án "Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo theo chuỗi sản xuất bền vững tại miền Bắc và Bắc miền Trung" (tỉnh Thái Bình). Ngoài ra, ban tổ chức còn trao 3 giải ba và 3 giải khuyến khích.

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương trao giải 3 cho các thí sinh. Ảnh: D. Triều

Theo Hòa Hội/Tiền Phong

Tin cùng chuyên mục

Với ý tưởng dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá tình trạng kích ứng và dị ứng da đầu, 3 sinh viên từ Trường ĐH RMIT Việt Nam đã vượt qua hơn 5.000 người để đại diện Việt Nam thi đấu tại Anh.
Từng là thủ khoa đầu vào cùng tấm bằng tốt nghiệp xuất sắc của Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM nhưng Nguyễn Quỳnh Châu bỏ hết lại phía sau, trở về quê khởi nghiệp trồng rau.
Chọn bánh tráng để khởi nghiệp vì không muốn đặc sản quê nhà chỉ là những gói hàng rong không nhãn mác, đến nay, cô gái này đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ gia đình và có hơn 6.000 điểm bán hàng trên toàn quốc.
Trước khi chạm đến thành công, nữ thanh niên tỉnh Đắk Nông từng vấp nhiều thất bại trong hành trình khởi nghiệp. Với quyết tâm không từ bỏ, chị đã vươn lên, đoạt giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp thanh niên nông thôn toàn quốc.
Dù hai người điều hành hãng túi còn rất trẻ (16 và 18 tuổi), tự nhận thiếu kinh nghiệm và được nhiều shark khuyên nên học xong rồi khởi nghiệp, nhưng được shark Phạm Thanh Hưng đầu tư 300 triệu đồng.
Từ CLB thanh niên hỗ trợ nhau làm kinh tế, anh Bạch Nhật Khánh (26 tuổi), Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên VN xã Phụng Hiệp (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang), góp phần giúp nhiều lao động trẻ nông thôn có việc làm ổn định.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề