Giáo viên THCS chương trình mới đào tạo ở đâu?: Có chuẩn đầu ra từng cấp học

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo với giáo viên (GV) bậc THCS được quy định rõ trong Thông tư 04/2021 của Bộ GD-ĐT. Quy định hiện hành có sự khác biệt so với thời điểm trước năm 2021, khi chuẩn trình độ đào tạo với GV cấp THCS chỉ yêu cầu bằng tốt nghiệp CĐ sư phạm (SP) trở lên.

Với sự điều chỉnh chuẩn trình độ đào tạo này, chương trình đào tạo GV bậc THCS ở các trường ĐH cũng có sự thay đổi phù hợp. Theo đó, ngoại trừ các ngành đào tạo môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các ngành còn lại có chuẩn đầu ra khác nhau để phù hợp với GV từng cấp học.

Chẳng hạn, khóa tuyển sinh 2023, Trường ĐH Sài Gòn tuyển hai ngành đào tạo GV cấp THCS gồm: SP khoa học tự nhiên và SP lịch sử - địa lý. Không kể hai ngành giáo dục mầm non và giáo dục đặc biệt, các ngành SP còn lại của trường này hiện không có sự phân biệt giữa bậc THCS và THPT. Trong khi trước năm 2021, mỗi ngành SP đào tạo GV đơn môn của trường này đều phân biệt rõ ràng về định hướng đào tạo GV hai cấp học. Chẳng hạn, thông tin tuyển sinh năm 2017 của trường này, nhiều ngành SP đào tạo cả GV cấp THPT và bậc THCS như: SP toán, SP lịch sử, giáo dục chính trị, SP sinh học, SP ngữ văn, SP địa lý, SP hóa học, SP tiếng Anh, SP vật lý, SP địa lý…

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. NGỌC DƯƠNG

Nói về sự thay đổi này, đại diện Trường ĐH Sài Gòn cho biết: "Cách đây 3 năm, nhiều ngành SP đào tạo riêng GV cấp THCS và THPT. Nhưng hiện nay, cùng một ngành như SP toán, sinh viên ra trường có thể dạy bậc THPT hoặc THCS". Theo đại diện nhà trường, sự điều chỉnh này bám sát với tiêu chuẩn trình độ GV mới, GV từ bậc tiểu học phải tốt nghiệp ĐH. Do đó, ngoại trừ ngành đào tạo GV tiểu học, GV mầm non, các ngành đặc thù thì các ngành SP còn lại cùng đào tạo GV THPT và THCS với chương trình và chuẩn đầu ra như nhau. Trong số các ngành đặc thù có hai ngành chỉ đào tạo GV tích hợp dành riêng cho bậc THCS.

Các ngành đào tạo GV của Trường ĐH SP TP.HCM hiện nay cũng tương tự. Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo trường này, cho biết hiện các ngành đào tạo GV của trường đã xây dựng chuẩn đầu ra đáp ứng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, có một số ngành đào tạo GV đặc thù theo từng bậc học như: giáo dục tiểu học (bậc tiểu học), SP lịch sử - địa lý và SP khoa học tự nhiên (bậc THCS).

Sinh viên sư phạm tham gia thực tập dạy cấp THCS. N.V.L

Bên cạnh đó, theo ông Quốc, một số ngành đào tạo GV dạy cho tất cả bậc học như: giáo dục thể chất, SP âm nhạc, SP mỹ thuật, SP tiếng Anh, SP tin học… Các ngành SP còn lại của trường đều hướng đến đào tạo GV đơn môn dạy cả hai bậc THPT và THCS (trừ một số ngành hiện chỉ dạy đơn môn ở bậc THPT).

"Do đó, dù các trường ĐH SP hiện không có một khoa riêng về THCS nhưng GV giảng dạy cấp học này hiện đang được đào tạo ở tất cả các môn học. Việc thành lập khoa hay không chỉ đơn thuần là cách sắp xếp đơn vị quản lý hành chính của trường để thuận lợi nhất trong quá trình sinh hoạt chuyên môn giữa các cán bộ giảng viên", thạc sĩ Quốc nói thêm.

Theo Hà Ánh/Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Các trường nghề tại TP HCM mở thêm những ngành học "hot" để bắt kịp xu hướng với hy vọng thu hút thí sinh học nghề
Đại biểu Quốc hội đề xuất giảm tỷ lệ phân luồng học sinh học nghề sau bậc THCS vì điều này gây sức ép rất lớn cho học sinh lớp 9. Các chuyên gia, nhà giáo cho rằng, học sinh không muốn học nghề sẽ có các lựa chọn khác. Điều cần thiết là thành phố lớn xây thêm trường công lập ở bậc THPT để giảm áp lực chi phí học tập của người dân.
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.
Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến có nhiều điểm mới đáng chú ý, trong đó không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM cho hay, sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng (năm 2023) có việc làm sau khi ra trường đạt 90,16%; trung cấp là 84,26%.
Sở GD-ĐT TPHCM triển khai thí điểm để trường cao đẳng và Trung tâm GDNN - GDTX hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh trường THPT.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.