Dự án khởi nghiệp dự thi không thắng giải có nên bỏ cuộc?

Tạo ra một sản phẩm bằng cả tâm huyết để hướng đến khởi nghiệp nhưng khi mang nó đi thi mà không đạt giải thưởng nào sinh viên có nên bỏ cuộc không?

Chiều 26.4, tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã diễn ra hội thảo "Nâng cao chất lượng hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong trường đại học" với sự tham gia của một số doanh nghiệp cùng hàng ngàn sinh viên tham gia. Trong buổi hội thảo này, nhiều câu hỏi của sinh viên về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đã được giải đáp.

Sinh viên và các sản phẩm khởi nghiệp. Dạ Thảo

Sinh viên khởi nghiệp tiếp cận quỹ đầu tư ra sao?

Trong chương trình, một sinh viên gửi thắc mắc về việc các trường đại học có định hướng và hoạt động như thế nào để thu hút các mentor (người hướng dẫn) và các quỹ đầu tư bên ngoài để giúp sinh viên khởi nghiệp?

Trả lời vấn đề này, thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Phó phòng Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cho rằng đây cũng là vấn đề nan giải hiện nay với các trường đại học. Một số vấn đề khó khăn hiện nay đều được các trường đầu tư tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ sinh viên một cách tốt nhất.

Cụ thể hơn, thạc sĩ Hoàng Thị Thoa cho biết nhà trường đã kết nối, ký hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp và mở rộng hệ sinh thái khởi nghiệp của trường. Sau đó sẽ có các chương trình kết nối để sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp. Khi sản phẩm đã hoàn thiện, sinh viên có thể tham gia vào các cuộc thi khởi nghiệp hàng năm của trường. Các đơn vị ký kết sẽ đồng hành cùng sinh viên ngay từ khi có ý tưởng, ươm tạo, đầu tư các dự án khởi nghiệp. Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia các sự kiện giao lưu, chia sẻ với các doanh nhân, chủ doanh nghiệp để có thêm động lực trong đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp với sinh viên.

“Khi không đạt giải trong một chương trình khởi nghiệp nào đó thì có nên tiếp tục hay dừng lại sản phẩm của mình nữa không?”, một câu hỏi tiếp theo của sinh viên gửi đến chương trình.

Ông Nguyễn Văn Ngàn, Hội đồng tư vấn khởi nghiệp phía nam cho rằng dù sản phẩm khởi nghiệp của sinh viên có đạt giải hay không thì điều đó không còn quan trọng nữa, bởi trong cuộc thi là cơ hội để sinh viên được cọ xát, trải nghiệm và “thử lửa” cho sản phẩm của mình. Các sinh viên vẫn còn nhiều việc phải làm trong tương lai chứ không phải chờ đạt giải để dừng lại việc đầu tư vào sản phẩm của mình.

Ông Ngàn nhấn mạnh với sinh viên, sản phẩm khởi nghiệp bị chê không nên buồn, phải “lên bờ xuống rộng” mới đi đến thành công được. Do đó, khi bị ban giám khảo từ chối trao giải hãy coi đó là thách thức đầu tiên trong đời và vượt qua nó.

“Những sản phẩm chưa đạt giải là cơ hội để sinh viên ra soát lại sản phẩm những mặt tốt, chưa tốt để cải thiện bởi vì ban giám khảo và những người khách hàng đầu tiên đã từ chối sản phẩm của bạn thì rất khó ra thị trường sau này. Do đó, đây là cơ hội và phát huy, cải thiện đến khi nào bán được hàng mới thôi”, ông Ngàn nói.

Đổi mới sáng tạo là nghiên cứu khoa học

Cũng trả lời về câu hỏi của sinh viên với nội dung: “Bài nghiên cứu khoa học có khác gì với dự án đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp không. Nếu như muốn thực hiện dự án đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thì có cần nghiên cứu khoa học trước không”.

Thạc sĩ Trần Quốc Huy, giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, nói rằng đổi mới sáng tạo luôn đồng hành với nghiên cứu khoa học, ngược lại nếu không có nghiên cứu thì không có sáng tạo. Ông Huy nhấn mạnh sinh viên hiện nay hoàn toàn không có gì ngoài ý tưởng, cho nên sự sáng tạo phải thật sự mang lại giá trị.

Và nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra đột phá, tạo ra giá trị cho xã hội mới thu hút được đầu tư cũng như bán được sản phẩm. Nếu một dự án khởi nghiệp không sáng tạo tức nghiên cứu khoa học sẽ rất khó kêu gọi đầu tư. Không được đầu tư đồng nghĩa với việc sinh viên không có vốn duy trì, tồn tại, phát triển, cạnh tranh của sản phẩm khởi nghiệp trong thời gian dài.

Sinh viên và các sản phẩm tự nghiên cứu, đổi mới sáng tạo. Dạ Thảo

Giảng viên này cũng phân tích thêm, nếu sinh viên có nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc sẽ thu hút nhà đầu tư rót vốn vào dự án. Đồng thời, sinh viên sẽ được hỗ trợ tối đa từ trả lương, giúp cơ sở vật chất, thử nghiệm đánh giá sản phẩm, chia cổ phần và xây dựng mô hình doanh nghiệp và đẩy mạnh lên theo mức độ sản phẩm.

“Không phải ở ngành khoa học công nghệ mới có nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo mà trong các ngành kinh tế, xã hội vẫn có. Trong sáng tạo kinh tế đó là tạo ra sức hút để bán sản phẩm trong một ngành cụ thể thì đó cũng là một sáng tạo mà phải nghiên cứu mới có”, ông Quốc Huy chia sẻ.

Theo Phạm Hữu/TNO

Tin cùng chuyên mục

Với ý tưởng dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá tình trạng kích ứng và dị ứng da đầu, 3 sinh viên từ Trường ĐH RMIT Việt Nam đã vượt qua hơn 5.000 người để đại diện Việt Nam thi đấu tại Anh.
Từng là thủ khoa đầu vào cùng tấm bằng tốt nghiệp xuất sắc của Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM nhưng Nguyễn Quỳnh Châu bỏ hết lại phía sau, trở về quê khởi nghiệp trồng rau.
Chọn bánh tráng để khởi nghiệp vì không muốn đặc sản quê nhà chỉ là những gói hàng rong không nhãn mác, đến nay, cô gái này đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ gia đình và có hơn 6.000 điểm bán hàng trên toàn quốc.
Trước khi chạm đến thành công, nữ thanh niên tỉnh Đắk Nông từng vấp nhiều thất bại trong hành trình khởi nghiệp. Với quyết tâm không từ bỏ, chị đã vươn lên, đoạt giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp thanh niên nông thôn toàn quốc.
Với dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm "Sầu riêng ngũ cốc sấy thăng hoa", chị Trần Thị Dịu (tỉnh Đắk Nông) xuất sắc vượt qua 39 thí sinh khác trên cả nước để giành giải nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2023 do T.Ư Đoàn tổ chức.
Dù hai người điều hành hãng túi còn rất trẻ (16 và 18 tuổi), tự nhận thiếu kinh nghiệm và được nhiều shark khuyên nên học xong rồi khởi nghiệp, nhưng được shark Phạm Thanh Hưng đầu tư 300 triệu đồng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề