Cử nhân ngành Quản lý giải trí và sự kiện ra trường làm việc ở đâu?

Lĩnh vực giải trí đang phát triển với tốc độ cao tại Việt Nam. Quy mô, tầm cỡ của các sự kiện ngày càng chuyên nghiệp và sáng tạo. Vậy, theo học ngành này ở đâu?

Lĩnh vực giải trí đang phát triển với tốc độ cao tại Việt Nam. Quy mô, tầm cỡ của các sự kiện ngày càng chuyên nghiệp và sáng tạo. Các sự kiện mở ra thu hút đông đảo công chúng tham gia, đặc biệt là giới trẻ.

Ngành giải trí ở Việt Nam ngày càng tạo được tiếng vang với hàng loạt sự kiện nổi bật như: Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Gió Mùa (Monsoon Music Festival), Giải đua xe công thức 1 (F1 Vietnam Grand Prix) hay nhiều giải đấu thể thao điện tử (Esport)… đã khẳng định tên tuổi Việt Nam với thế giới.

Các nghệ sĩ Việt Nam trong một chương trình âm nhạc (Ảnh: nghệ sĩ cung cấp).

Trong bối cảnh ngành giải trí đang phát triển vượt bậc, để có thể tạo ra những dịch vụ giải trí lành mạnh, những sự kiện giải trí văn minh, thu hút được nhiều người tham gia và đem lại giá trị kinh tế - xã hội to lớn cho đất nước, Việt Nam cần đội ngũ nhân lực quản lý được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Đó là những người không chỉ có kiến thức về văn hóa, xã hội, nghệ thuật, giải trí nói chung, mà còn phải có kiến thức về quản lý, quản trị kinh doanh, marketing, có khả năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và điều phối tốt.

Mặc dù vậy, đào tạo về quản lý giải trí và sự kiện ở Việt Nam lại chưa tương xứng với tốc độ phát triển và nhu cầu của xã hội.

Tháng 3/2022, ĐH Quốc gia Hà Nội đã ban hành chương trình đào tạo thí điểm trình độ đại học ngành Quản lý giải trí và sự kiện và giao cho Khoa Các khoa học liên ngành tổ chức tuyển sinh, đào tạo từ năm 2022.

Theo đó, chương trình học trang bị cho sinh viên tư duy liên ngành bên cạnh các kiến thức chuyên ngành từ lý thuyết tới thực tiễn.

Cử nhân ngành Quản lý giải trí và sự kiện tại Khoa sẽ tự tin làm chủ công nghệ, phương pháp, kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ số, trong quản lí và điều hành các hoạt động giải trí và sự kiện.

Bên cạnh đó, môi trường học tập hiện đại cùng đội ngũ giảng viên kinh nghiệm và nhiệt huyết giúp sinh viên khai thác, phát huy sức sáng tạo của mình.

Sinh viên ngành Quản lý giải trí và sự kiện có khả năng thiết kế, lập kế hoạch, tổ chức điều hành được các hoạt động giải trí và sự kiện; Kết nối và huy động sự tham gia của các bên liên quan, phối hợp được các nguồn lực trong quản lí và điều hành các hoạt động giải trí và sự kiện; Cập nhật được các kiến thức và xu thế mới trong quản lí và điều hành các hoạt động giải trí và sự kiện.

Song song với đó, cử nhân ngành này có các kỹ năng nghề nghiệp toàn diện như: Nhận diện được các vấn đề liên ngành trong quản lý và điều hành các hoạt động giải trí và sự kiện; Sử dụng được các phương pháp và công nghệ phù hợp trong quản lý, tổ chức và điều hành các hoạt động giải trí và sự kiện; Ra quyết định và quản trị được các rủi ro trong quản lý, tổ chức và điều hành các hoạt động giải trí và sự kiện; Đề xuất được các can thiệp phù hợp trong quản lý và điều hành các hoạt động giải trí và sự kiện.

Cử nhân Quản lý giải trí và sự kiện làm việc ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình đào tạo cử nhân Quản lý giải trí và sự kiện có thể làm việc ở cả khối nhà nước, khối tư nhân và khối phi chính phủ, cụ thể tại một số cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Các vị trí nghề nghiệp mà sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận tương đối đa dạng như: Nhân viên tổ chức sự kiện, Điều phối viên sự kiện, Quản lý và giám sát sự kiện, Quản lý sản xuất sản phẩm giải trí…

Cử nhân ngành Quản lý giải trí và sự kiện có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giải trí, tổ chức sự kiện; Nhân viên tổ chức sự kiện, truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp; Làm việc tại các bộ phận truyền thông, marketing, tổ chức sự kiện của doanh nghiệp hoặc công ty chuyên về truyền thông, tổ chức sự kiện; Giảng dạy về lĩnh vực giải trí, tổ chức sự kiện tại các cơ sở đào tạo… Đồng thời có khả năng phát triển ý tưởng và tạo dựng doanh nghiệp khởi nghiệp.

Ngoài ra, sinh viên có thể lựa chọn tiếp tục học tập, nghiên cứu ở trình độ sau đại học của các chuyên ngành Văn hóa học, Quản lý văn hóa, Quản trị thương hiệu, Quản trị kinh doanh, Marketing… và các chuyên ngành gần, chuyên ngành phù hợp khác.

Theo Ngọc Diệp/Dantri.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Thời đại 4.0, nhiều công việc mới được ra đời cho thấy tấm bằng đại học (ĐH) không thể là “chìa khóa vạn năng” để thành công.
Tại chương trình “Đối thoại với gen Z: Tự do chọn ngành hay ba mẹ quyết định” diễn ra ở Trường THPT Vĩnh Lộc B (TP.HCM) mới đây, TS. tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu khuyên rằng, việc chọn ngành cần dựa vào 3 tiêu chí.
Đừng bao giờ học vì bằng cấp để rồi mong kiếm được việc nhờ mảnh giấy nhỏ đó. Cái vô giá chính là những gì bạn thật sự sở hữu trong trí óc và tay nghề. Đừng bao giờ gói gọn và tự thu hẹp lại tầm nhìn trong một lĩnh vực nào cả! Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp, trong đó có nguyên nhân chính là không phù hợp công việc, dù là có bằng cấp.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 đến gần cũng là lúc các phụ huynh và học sinh đang học lớp 12 băn khoăn lựa chọn học nghề hay đại học (ĐH) để làm sao vừa phù hợp với kinh tế gia đình, tăng cơ hội tìm việc sau tốt nghiệp.
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Đường bờ biển dài, vùng lãnh hải lớn của nước ta là cơ hội để ngành hải dương học phát triển nhưng vẫn có quá ít học sinh THPT thực sự hiểu rõ để chọn học ngành này ở bậc ĐH.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi