Yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động báo cáo lao động về nước

Cục Quản lý lao động ngoài nước đã yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc cập nhật thông tin ngay khi lao động trở về nước trên phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động báo cáo lao động về nước
Doanh nghiệp phải thực hiện khai báo lao động về trước tại địa chỉ csdl.dolab.gov.vn, (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), hiện nay tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp và cần phải có các biện pháp phòng chống dịch đối với người lao động đi làm việc nước nước ngoài.

Do đó, ngày 18/3, Cục Quản lý lao động ngoài nước  đã yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc cập nhật thông tin ngay khi lao động trở về nước trên phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu lao động đi làm việc ở nước ngoài tại địa chỉ: csdl.dolab.gov.vn.

Cụ thể, đối với lao động đi làm việc tại Nhật Bản về nước, thực hiện báo cáo tại mục: Hopdong/nhapthongtinvenuoc.

Đối với lao động đi làm việc tại các thị trường khác về nước: Trường hợp lao động xuất cảnh trước năm 2019 về nước thực hiện báo cáo tại mục: baocao/Phuluc11. Lao động xuất cảnh từ 01/01/2019 đến nay về nước, thực hiện báo cáo tại mục: Hopdong/nhapthongtinvenuoc.

Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ xử phạt theo quy định pháp luật đối với các doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện báo cáo lao động về nước.

Cũng liên quan đến lao động đi làm việc nước ngoài, từ ngày 18/3 đến ngày 31/3, Malaysia cấm việc di chuyển và tụ tập đông người; hạn chế người nước ngoài nhập cảnh Malaysia (trừ một số trường hợp đặc biệt); đóng cửa trường học, các cơ quan chính phủ và tư nhân (trừ các cơ quan cung cấp các dịch vụ thiết yếu); hạn chế người Malaysia xuất cảnh…

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại Malaysia, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã ban hành công văn số 544/QLLĐNN-NBĐNA yêu cầu các doanh nghiệp trao đổi với đối tác về kế hoạch xuất cảnh của lao động Việt Nam để đảm bảo lao động nhập cảnh hợp pháp, an toàn, tránh nguy cơ nhiễm dịch. Đặc biệt, doanh nghiệp cần thông tin cho người lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia về các quy định của chính phủ Malaysia, hướng dẫn người lao động các biện pháp phòng ngừa, tránh COVID-19./.

Theo Hồng Kiều/Vietnam+

Tin cùng chuyên mục

Bộ GD-ĐT cho hay, mỗi năm các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thú y cần đến 46.000 lao động trình độ từ cao đẳng trở lên (chưa kể trung cấp). Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, số lượng nhân lực nhóm ngành này chỉ đáp ứng được khoảng 11,2% nhu cầu.
Dù doanh nghiệp khối kỹ thuật, xây dựng, môi trường... vào tận trường đặt hàng nhưng những năm gần đây, các ngành này lại khó tuyển sinh.
Thị trường lao động ngày nay đang trở nên cạnh tranh khốc liệt, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật.
Nhà sản xuất chip hàng đầu châu Âu Infineon đang tăng cường tuyển dụng nhân lực lành nghề từ Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nguồn nhân lực ngành nông nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn.
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao lúc nào cũng có nhưng số lượng người thực sự giỏi, có kinh nghiệm phù hợp để đảm nhận được thì không bao giờ đủ để đáp ứng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề