Xu hướng phát triển của các ngành nghề thời dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy mạnh các xu hướng số hoá dịch vụ, làm việc từ xa và tự động hoá.

Xu hướng số hoá dịch vụ

Covid-19 là dịch bệnh lây nhiễm trực tiếp giữa người với người một cách nhanh chóng qua khoảng cách gần. Chính vì vậy việc ra đường và tụ tập nơi đông người trong thời dịch dường như là bị cấm túc và nhiều người cũng ý thức được điều đó và không ra đường. Đó chính là cơ hội cho phát triển ngành thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Việc số hoá dịch vụ áp dụng cho hoạt động lưu trữ tài liệu, vận tải và logistics, giao dịch ngân hàng.

Số liệu của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey (MGI) cho thấy, 56% người tiêu dùng được khảo sát cho biết vẫn sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ mua bán qua mạng kể cả khi tình hình dịch bệnh lắng xuống. Đa số khách hàng đánh giá cao sự tiện lợi của các hoạt động kinh doanh, giao dịch trực tuyến. Trong khi đó, các công ty vận tải hàng hoá vẫn nỗ lực đảm bảo nhu cầu giao hàng của những doanh nghiệp thương mại điện tử.

Tuy vậy đây có thể là một nhân tố tác động tiêu cực tới các mô hình bán hàng truyền thống. Những cửa hàng bán lẻ và các nhóm công việc như quản lý, chăm sóc khách hàng, bán hàng trực tiếp chịu nhiều ảnh hưởng từ xu hướng phát triển dịch vụ số. Nhiều cửa hàng không thể trụ nổi qua đại dịch sẽ bị đóng cửa và được thay thế bằng các gian hàng trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử.

Xu hướng làm việc từ xa

Chính sách giãn cách xã hội thời dịch đã góp phần thúc đẩy xu hướng làm việc từ xa cho người lao động toàn cầu. Nhiều người làm việc chủ yếu qua máy tính, được linh hoạt về địa điểm làm việc. Điều này giúp các công ty, tổ chức tuân thủ quy định giãn cách xã hội trong thời dịch. Làm việc tại nhà cũng được áp dụng hiệu quả trong ngành tài chính, quản trị, tư vấn chuyên nghiệp, công nghệ thông tin.

Mặc dù số người làm việc từ xa sau đại dịch chỉ chiếm phần nhỏ trong lực lượng lao động nhưng xu hướng làm việc tại nhà có thể tác động tới nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh tế khác nhau. Việc áp dụng các giải pháp làm việc từ xa đã làm giảm nhu cầu thuê nhà ở và văn phòng tại những thành phố lớn trên thế giới. Trong khi đó, nhu cầu thuê nhà tại các thành phố nhỏ của Mỹ và Tây Ban Nha lại có dấu hiệu tăng trưởng. Những dịch vụ như giao thông công cộng, ăn uống hay mua sắm tại các trung tâm kinh tế lớn có thể sẽ mất đi một nguồn khách hàng lớn.

Xu hướng tự động hoá

Trước những tác động của đại dịch Covid-19, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao, nhiều ngành nghề đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các nền tảng công nghệ tiên tiến để đảm bảo hoạt động và tiếp tục phục vụ người tiêu dùng. Công nghệ tự động hoá và trí tuệ nhân tạo được phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong thời dịch. Hệ thống dây chuyền, máy móc tự động được áp dụng để giảm số lượng nhân công. Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ các ngành công nghiệp nâng cao hiệu quả và tốc độ sản xuất. Giúp con người hạn chế tiếp xúc trong quá trình sản xuất, vận chuyển, mua bán.

Nhưng việc phát triển và áp dụng trí tuệ nhân tạo cũng tác động tiêu cực tới ngành nghề dịch vụ, du lịch và nhóm lao động chân. Trong những cơ sở sản xuất hay bán hàng, máy móc công nghiệp đã có thể đảm nhận các công việc thủ công một cách dễ dàng, hiệu quả. Tại nhiều sân bay và nhà ga, các thiết bị điện tử đã có thể hỗ trợ cơ quan an ninh trong việc kiểm tra giấy tờ và thu thập thông tin của hành khách. Nhiều khách sạn trên thế giới bắt đầu sử dụng robot để phục vụ đồ ăn và đồ dùng sinh hoạt cho khách hàng.

Cơ hội việc làm trong thời đại mới

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 9 tháng năm 2022 là 50,5 triệu người, tăng 1,5 triệu người so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh dân số thế giới ngày càng già đi, các ngành nghề trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ càng có nhiều cơ hội phát triển, dẫn đến cần sự gia tăng về nhân lực để đáp ứng nhu cầu được chăm sóc của người cao tuổi. Dự đoán các ngành y tế, khoa học, công nghệ sẽ tăng trưởng mạnh nhưng những công việc lao động chân tay và các ngành dịch vụ sẽ suy giảm đáng kể.

Các nhà tuyển dụng cũng ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi ứng viên có nhiều kỹ năng hơn. Khi tự động hoá thay thế con người trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, người lao động đương nhiên cũng phải thích ứng nhanh với sự thay đổi đó. Chính phủ cũng như các doanh nghiệp nên áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt, sáng tạo để cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho người lao động những kỹ năng thực tiễn và phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Theo Vũ Vũ/ GD&TĐ

Tin cùng chuyên mục

Bộ GD-ĐT cho hay, mỗi năm các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thú y cần đến 46.000 lao động trình độ từ cao đẳng trở lên (chưa kể trung cấp). Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, số lượng nhân lực nhóm ngành này chỉ đáp ứng được khoảng 11,2% nhu cầu.
Dù doanh nghiệp khối kỹ thuật, xây dựng, môi trường... vào tận trường đặt hàng nhưng những năm gần đây, các ngành này lại khó tuyển sinh.
Thị trường lao động ngày nay đang trở nên cạnh tranh khốc liệt, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật.
Nhà sản xuất chip hàng đầu châu Âu Infineon đang tăng cường tuyển dụng nhân lực lành nghề từ Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nguồn nhân lực ngành nông nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn.
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao lúc nào cũng có nhưng số lượng người thực sự giỏi, có kinh nghiệm phù hợp để đảm nhận được thì không bao giờ đủ để đáp ứng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề