Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác bầu cử

Sáng 7-5, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cùng Sở Nội vụ TP.HCM tổ chức diễn tập đợt 2 việc vận hành thử phần mềm hỗ trợ phục vụ công tác bầu cử (phần mềm bầu cử).

Phần mềm hỗ trợ bầu cử là sáng kiến công nghệ thông tin của TP.HCM do Sở Thông tin Truyền thông phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng và triển khai nhằm phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.


Tập huấn vận hành thử phần mềm hỗ trợ phục vụ công tác bầu cử

Phần mềm hỗ trợ bầu cử được triển khai từ Ủy ban bầu cử TP đến TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện và 312 phường, xã, thị trấn. Phần mềm bao gồm một số chức năng chính như: Lập danh sách cử tri và in thẻ cử tri, báo cáo biến động của cử tri, báo cáo tiến độ cử tri đi bầu các cấp, tổng hợp kết quả bầu cử, lập các báo cáo của ban bầu cử, ủy ban bầu cử theo các biểu mẫu do hội đồng bầu cử quốc gia quy định,…

Các chức năng này hỗ trợ các đơn vị tham gia đơn giản hóa thao tác cập nhật thông tin bầu cử, báo cáo tiến độ cũng như việc tra cứu thông tin, theo dõi, chỉ đạo, điều hành cũng trở nên đơn giản, nhanh chóng và chính xác hơn.

Tính đến nay, hơn 1.500 cán bộ được tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm. Ngay sau buổi tập huấn, các đơn vị được phân công đã tiến hành nhập thông tin cử tri, đơn vị bầu cử, số đại biểu được bầu, thông tin về ứng cử viên… vào hệ thống phần mềm.

Đồng thời, nhằm thực hiện rà soát, đảm bảo việc chuẩn bị cho công tác bầu cử, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nội vụ tiếp tục tổ chức diễn tập đợt 3 vận hành thử phần mềm hỗ trợ bầu cử vào ngày 14-5. Trong các đợt diễn tập, các đơn vị tham gia thực hiện các thao tác báo cáo tiến độ cử tri đi bầu, báo cáo tiến độ kiểm phiếu, báo cáo tổng hợp kết quả bầu cử, xuất in các loại biên bản, biểu mẫu theo quy định cho tổ bầu cử, ban bầu cử, ủy ban bầu cử các cấp.

Xuyên suốt trong quá trình tổ chức bầu cử, từ các khâu chuẩn bị cho công tác bầu cử đến ngày bầu cử 23-5 và đến sau khi kết thúc bầu cử, Sở Thông tin và Truyền thông luôn bố trí nhân sự kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị. Đặc biệt, trong các ngày vận hành thử phần mềm và ngày bầu cử, Sở Thông tin và Truyền thông cử đội ngũ các cán bộ kỹ thuật trực tại UBND TP.Thủ Đức, UBND 21 quận, huyện để hỗ trợ các đơn vị sử dụng phần mềm thực hiện công tác báo cáo, tổng hợp, theo dõi tiến độ, đảm bảo phần mềm được vận hành liên tục, ổn định, phục vụ hiệu quả cho công tác bầu cử của TP.

N.Trinh

Tin cùng chuyên mục

Liên minh đào tạo nhân lực và nghiên cứu bán dẫn VASA được thành lập bởi Trường Đại học Phenikaa, đại diện bởi Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn, và Thành phố Đà Nẵng, đại diện bởi Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo thiết kế Vi mạch và AI, theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Bộ GD&ĐT yêu cầu chuẩn bị lực lượng để thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm và dự phòng các tình huống xảy ra thiên tai, dịch bệnh cũng như xử lý những tình huống bất thường có thể xảy ra trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024 sắp tới.
Ngày 3/5, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định phê duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường Đại học Cần Thơ tại tỉnh.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5, thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Riêng thí sinh tự do sẽ đăng ký trực tiếp.
Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường học phối hợp với cơ quan công an triển khai cấp thẻ căn cước công dân cho học sinh trong độ tuổi tham gia các kỳ thi sắp tới.
Chiều 28/4, kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra lỗi hệ thống khiến hơn 6.500 thí sinh không thể hoàn thành bài thi.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề