Thành lập liên minh đào tạo nhân lực và nghiên cứu bán dẫn theo mô hình hợp tác công tư

Liên minh đào tạo nhân lực và nghiên cứu bán dẫn VASA được thành lập bởi Trường Đại học Phenikaa, đại diện bởi Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn, và Thành phố Đà Nẵng, đại diện bởi Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo thiết kế Vi mạch và AI, theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Tại Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu” do Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch tập đoàn Phenikaa cho biết tập đoàn đang có kế hoạch tham gia đào tạo để năm 2030 đáp ứng khoảng 40% nhu cầu nhân lực lĩnh vực bán dẫn trên cả nước.

Phenikaa đã, đang đầu tư hệ thống đào tạo, nghiên cứu với cơ sở vật chất được đánh giá hiện đại bậc nhất Đông Nam Á cho Trung tâm Phenikaa đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn.

Mục tiêu của trung tâm (cùng các đối tác) là đến năm đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư, kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế trong các nhà máy lắp ráp, đóng gói, kiểm thử.

Với mục tiêu này, Phenkiaa sẽ tham gia đào tạo đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của lĩnh vực bán dẫn Việt Nam (tổng nhu cầu khoảng 50.000 nhân lực).

Tại Hội thảo, Phenikaa và các đối tác đã công bố những bước đi cụ thể mang tầm chiến lược nhằm hiện thực hóa cam kết đồng hành cùng Chính phủ phát triển nguồn nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Việt Nam.

Cụ thể, đào tạo theo đơn hàng và nhu cầu của thị trường bằng cách gắn đào tạo với doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra như đào tạo theo nhu cầu xã hội dựa trên mô hình đào tạo trên công việc (training on jobs); thiết kế sản phẩm chip theo nhu cầu thị trường, nhằm vào các ngách sản phẩm AI thiết yếu; cung cấp các dịch vụ thiết kế chíp hàng đầu khu vực và thế giới. Mô hình này sẽ là vườn ươm tạo ra các nhân sự có năng lực của các kiến trúc sư, tổng công trình sư trong ngành, góp phần hoàn thiện tháp nhân lực Việt Nam về bán dẫn.

Xây dựng và triển khai kế hoạch dài hạn đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2040 với mục tiêu cụ thể tới năm 2030, đào tạo ra tối thiểu 8.000 kĩ sư thiết kế chip và 12.000 kĩ sư/kĩ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế trong các nhà máy lắp ráp, đóng gói, kiểm thử, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.

Theo đó, Phenikaa đã đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo, nghiên cứu thiết kế chip cao cấp với hệ thống trang thiết bị thực hành tiên tiến, hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á, xây dựng các phòng thí nghiệm và hạ tầng cơ sở cho các công đoạn đào tạo ATP với tổng mức đầu tư ban đầu là 265 tỉ đồng; kết nối với Nacentech (Bộ Khoa học và Công nghệ) để sử dụng phòng lab kiểm thử…

Phenikaa đã thu hút và tuyển dụng được đội ngũ nhân sự cốt lõi, đồng thời hợp tác với đội ngũ giảng viên, chuyên gia trong và ngoài nước có chuyên môn và kinh nghiệm thực chiến lâu năm tại các Tập đoàn lớn về vi mạch bán dẫn.

Liên minh đào tạo nhân lực và nghiên cứu bán dẫn VASA được thành lập bởi Trường Đại học Phenikaa (đại diện bởi Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn) và Thành phố Đà Nẵng (đại diện bởi Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo thiết kế Vi mạch và AI), theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Liên minh sẽ tối ưu mọi nguồn lực hiện có theo hướng chia sẻ tài nguyên, áp dụng mô hình quản trị đào tạo hiện đại, đào tạo nâng cao kĩ năng (upskill) với các chứng chỉ được giới công nghiệp chấp nhận, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn chất lượng cao trước hết cho thị trường Việt Nam, đồng thời cho các nước thuộc Chip 4 (Mỹ, Nhật, Hàn quốc, Đài Loan) để làm việc nâng cao chuyên môn và quay trở lại Việt Nam khi có nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) hoặc trong nước.

Phát triển theo mô hình liên kết mở, sau giai đoạn cốt lõi ban đầu, VASA tiến tới mở rộng quan hệ đối tác tới các trường đại học, tổ chức trên toàn quốc có nhu cầu và đủ điều kiện, tham gia đào tạo nguồn nhân lực kĩ sư thiết kế vi mạch, kĩ sư kiểm thử, đóng gói và triển khai các chương trình nghiên cứu, chế tạo vi mạch để hợp tác sản xuất các sản phẩm vi mạch thuần Việt.

Ngay tại hội thảo, Phenikaa với các trường đại học danh tiếng như ĐH bang Arizona (Mỹ), ĐH Chang Gung Đài loan, các Công ty Synopsys, SiCADA, Công ty CP Công nghệ VMO Holding… cùng trao thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm mở rộng hoạt động đào tạo cũng như chuẩn bị đầu ra cho nguồn nhân lực tại Việt Nam và các quốc gia phát triển.

Theo Nghiêm Huê/ Tiền Phong

 

Tin cùng chuyên mục

Thời điểm này, thí sinh đang tập trung tìm hiểu ngành, trường đại học để đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Ngoài chương trình đào tạo thì học phí là vấn đề thí sinh cần lưu tâm khi chọn ngành, trường. Hiện nhiều trường đại học (ĐH) đã thực hiện tự chủ tài chính toàn phần, nên mức học phí khá cao và tăng theo lộ trình hằng năm.
Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 toàn TP Hồ Chí Minh có 84.046 thí sinh dự thi, trong đó có 74.581 thí sinh THPT, 9.465 thí sinh giáo dục thường xuyên và thí sinh tự do.
Phân tích điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, điều đặc biệt là có đến 19 thí sinh cùng là thủ khoa khối C khi (cùng tổng điểm), trong đó, 13 thí sinh đến từ Bắc Ninh.
Cả nước có gần 11.000 điểm 10 thi tốt nghiệp THPT 2024. Trong đó ba môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân có nhiều điểm 10 nhất. So với năm 2023, số điểm 10 năm nay giảm nhiều.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, mức điểm cao nhất theo khối thi truyền thống khối C cao nhất với 29,75 điểm, không có thí sinh đạt điểm tuyệt đối 3 môn.
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vào 8h ngày 17/7. Mời bạn đọc vào đây để xem kết quả
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề