Thi tốt nghiệp THPT: Yêu cầu thành lập các đoàn thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm

 Bộ GD&ĐT yêu cầu chuẩn bị lực lượng để thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm và dự phòng các tình huống xảy ra thiên tai, dịch bệnh cũng như xử lý những tình huống bất thường có thể xảy ra trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024 sắp tới.

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra từ ngày 27 - 28/6 tới dự kiến có khoảng 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi. Để chuẩn bị cho kỳ thi, Bộ GD&ĐT đã có phương án tổ chức thanh tra, kiểm tra tại các địa phương nhằm kịp thời nắm bắt thông tin, phản ánh về Kỳ thi, phòng ngừa, phát hiện những hạn chế, bất cập để xử lý vi phạm nếu có.

Trong đó, Bộ GD&ĐT sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra tại 63 sở về công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi.

Đối với việc kiểm tra công tác chuẩn bị thi, đoàn sẽ kiểm tra các nội dung như: công tác chuẩn bị, khu vực in sao đề thi. Đoàn kiểm tra công tác coi thi sẽ kiểm tra trực tiếp công tác chỉ đạo, coi thi và thanh tra coi thi của Sở GD&ĐT tại các điểm thi. Số lượng cán bộ tối thiểu tham gia đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ trực tiếp tại điểm thi theo nguyên tắc, dưới 20 phòng thi bố trí 2 người; từ 20-40 phòng thi bố trí 3 người và từ 41 phòng thi trở lên sẽ có 4 người. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng sẽ thành lập 10 đoàn kiểm tra công tác tổ chức thi, in sao đề thi tại 20 Sở GD&ĐT.

Thanh tra Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các Sở GD&ĐT và cơ sở đào tạo, thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi. Chỉ đạo các đoàn kiểm tra coi thi của Bộ GD&ĐT bố trí số lượng cán bộ kiểm tra tối thiểu tại một điểm thi theo nguyên tắc: điểm thi dưới 20 phòng thi bố trí 2 cán bộ thanh tra; điểm thi có từ 20-30 phòng thi bố trí 3 cán bộ thanh tra; điểm thi có từ 41 phòng thi trở lên bố trí 4 cán bộ thanh tra.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn kiểm tra thi tại một điểm thi tỉnh Vĩnh Long năm 2023.

Đối với các điểm thi có các phòng thi bố trí phân tán hoặc nhiều tầng khác nhau thì số lượng cán bộ kiểm tra tại các điểm thi có thể lớn hơn tuỳ theo tình hình thực tế do trưởng đoàn quyết định.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu chuẩn bị lực lượng để thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm theo phản ánh hoặc chỉ đạo của lãnh đạo, dự phòng tình huống xảy ra thiên tai, dịch bệnh và xử lý những tình huống bất thường có thể xảy ra. Thành lập tổ trực thanh tra, kiểm tra thi tại Bộ GD&ĐT trong thời gian diễn ra kỳ thi từ ngày các đoàn kiểm tra làm nhiệm vụ đến kết thúc hoạt động.

Đối với các Sở GD&ĐT, thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên ngành thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc tham mưu Giám đốc Sở GD&ĐT thành lập đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Thành lập đoàn thanh tra công tác tổ chức coi thi gồm có trưởng đoàn, thư ký và các tổ thanh tra. Thành lập 1 đoàn thanh tra công tác chấm thi, bảo đảm đoàn thanh tra có đủ số lượng thành viên để thực hiện nhiệm vụ tại Ban làm phách bài thi tự luận.

Mỗi vòng làm phách có 1 cán bộ làm công tác thanh tra được cách ly cùng ban làm phách trong suốt quá trình làm phách. Cán bộ thanh tra làm phách vòng 2 không trùng với cán bộ thanh tra làm phách vòng 1 tại Ban chấm thi tự luận và Ban chấm thi trắc nghiệm.

Quy định cũng yêu cầu địa phương lập đoàn thanh tra ngay tại các khâu diễn ra sau kỳ thi như chấm phúc khảo, xét công nhận tốt nghiệp đảm bảo có ít nhất 3 người/đoàn.

Trong đó, cán bộ đã tham gia đoàn thanh tra chấm thi tự luận sẽ không tham gia đoàn thanh tra phúc khảo bài thi tự luận. Cán bộ đã tham gia đoàn thanh tra chấm thi trắc nghiệm sẽ không được tham gia đoàn thanh tra phúc khảo bài thi trắc nghiệm.

Theo Hà Linh/ Tiền phong

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản số 5974/BGDĐT-QLCL về tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025.
Một trường đại học (ĐH) tại TP.HCM thông báo giảng viên bắt buộc phải đi học tiến sĩ. Hết năm thứ 3 chưa thực hiện, giảng viên bị đánh giá lại việc sử dụng viên chức.
Qua thống kê, tại TP.HCM, từ năm học này có gần 10 trường ĐH bắt đầu đào tạo ngành/chuyên ngành thiết kế vi mạch, chủ yếu là ở các trường công lập.
Thống kê đến 31/12/2023 của Bộ GD – ĐT, đối với đào tạo trình độ thạc sĩ, sự tham gia của khối ngoài công lập ngày càng tăng, chiếm 48,7% quy mô đào tạo thạc sĩ luật của cả nước.
Với gần 370 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, Việt Nam có nhiều dư địa để phát triển thành trung tâm giáo dục và nghiên cứu chất lượng cao ở khu vực Đông Nam Á, theo báo cáo mới nhất.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.