TP.HCM: Hoàn tất kiểm tra định kỳ HKII trực tiếp trên lớp trước ngày 9-5

Trước tình hình diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, chiều 5-5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản gửi Trưởng phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức và 21 quận, huyện; Hiệu trưởng các trường THPT; Hiệu trưởng trường THPT nhiều cấp học; Giám đốc các Trung tâm GDTX, GDNN-GDTX về hướng dẫn tổ chức kiểm tra HKII và hoàn tất chương trình năm học 2020-2021.


Học sinh Trường THCS An Phú (TP.Thủ Đức) làm bài kiểm tra học kỳ II

Theo đó, ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông điều chỉnh kế hoạch và kết thúc kiểm tra định kỳ HKII với hình thức bài kiểm tra trực tiếp trên lớp, tại trường trước ngày 9-5-2021.

Các nhà trường cần căn cứ vào Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT để áp dụng thêm các hình thức kiểm tra định kỳ như bài thực hành, dự án học tập (nếu có) để thay thế, giảm áp lực cho học sinh do điều chỉnh thời hạn hoàn thành kiểm tra đánh giá. Thời hạn hoàn thành là trước ngày 15-5.

Song song đó, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP đề nghị các cơ sở giáo dục phổ thông điều chỉnh kế hoạch dạy học, chủ động xây dựng kế hoạch dạy học qua internet để hoàn thành chương trình theo khung thời gian năm học 2020-2021.

Trước đó, theo kế hoạch, thời gian diễn ra kiểm tra kết thúc HKII năm học 2020-2021 sẽ diễn ra trong 3 tuần, từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5. Tuy nhiên, trước bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở GD-ĐT TP.HCM điều chỉnh khung thời gian kết thúc kiểm tra định kỳ HKII, đảm bảo việc hoàn thành chương trình năm học, chủ động ứng phó với dịch bệnh.

Tin, ảnh: Yến Hoa

 

 

Tin cùng chuyên mục

Cử tri đề nghị đưa ngành nghề: Giáo viên mầm non, y tá, điều dưỡng trong các cơ sở y tế và bổ sung vào “Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...”.
Hiện nay, nhiều thí sinh muốn học khối ngành kỹ thuật nhưng lại không biết khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân hay bằng kỹ sư. Theo các cơ sở đào tạo (các đại học, trường đại học, trường cao đẳng), sinh viên tốt nghiệp có thể nhận bằng cử nhân hoặc bằng kỹ sư tùy theo lựa chọn của người học.
Theo các nhà chuyên môn, hiện nay có một số ngộ nhận về nhân lực trình độ đại học cho công nghiệp chip bán dẫn cần được "giải ảo".
Từ khi các trường ĐH được thực hiện tự chủ mở ngành, hàng trăm ngành học mới được mở ra nhưng trong số đó nhiều ngành không tuyển được sinh viên dẫn đến đóng cửa.
Từ khi trường ĐH được tự chủ mở ngành đào tạo, hàng loạt ngành mới xuất hiện mỗi năm. Nhưng nhiều ngành đã nhanh chóng đóng cửa chỉ sau một vài năm tuyển sinh.
Từ quy định tối thiểu của Bộ GD&ĐT, cơ sở đào tạo đại học (ĐH) được phép nâng “sàn” nên đôi khi những người trong cuộc cảm thấy băn khoăn do chưa thực sự nắm bắt được ngọn nguồn vấn đề trong đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề