Đề xuất bổ sung giáo viên mầm non vào nghề nặng nhọc, độc hại

Cử tri đề nghị đưa ngành nghề: Giáo viên mầm non, y tá, điều dưỡng trong các cơ sở y tế và bổ sung vào “Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...”.

Theo quy định về tuổi nghỉ hưu của nữ giáo viên mầm non; nữ y tá, điều dưỡng trong các cơ sở y tế như hiện nay (60 tuổi), mới đây, kiến nghị đến Chính phủ, cử tri cho rằng, quy định này không phù hợp với thực tế (vì sức khỏe, độ nhanh nhẹn, các thao tác chuyên môn...) khó đáp ứng được với yêu cầu công việc.

Cử tri tỉnh Bình Định đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xem xét, đánh giá các yếu tố đặc thù về điều kiện lao động của giáo viên mầm non, y tá, điều dưỡng trong các cơ sở y tế và bổ sung vào “Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...”.

Trả lời các kiến nghị này, Bộ LĐTB-XH cho biết, Thông tư số 29 năm 2021 quy định Bộ LĐTB-XH quản lý ngành, lĩnh vực rà soát nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

Ngoài ra, Bộ sẽ xem xét ý kiến của người sử dụng lao động để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ. 

Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Hằng năm, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động chủ động rà soát, đánh giá Danh mục nghề theo phương pháp đã được Bộ LĐTB-XH quy định để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ.

Trên cơ sở đề xuất của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động, Bộ LĐTB-XH sẽ phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xem xét, đánh giá điều kiện lao động của các nghề, công việc.

Ngày 15/12/2022, Bộ GD-ĐT có công văn đề nghị bổ sung vào Danh mục nghề đối với 2 nhóm đối tượng (giáo viên mầm non và nhân viên thiết bị, thí nghiệm) nhưng không gửi kèm hồ sơ theo các quy định nêu trên nên Bộ LĐTB-XH không có cơ sở xem xét, bổ sung vào Danh mục nghề. 

Về vấn đề tuổi nghỉ hưu, Bộ LĐTB-XH cho biết chế độ hưu trí hay được gọi là chế độ tuổi già, là một trong các chế độ của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm đảm bảo nguồn thu nhập hàng tháng cho người lao động khi về già (đến tuổi nghỉ hưu). 

Theo quy định của pháp luật về BHXH, người lao động để được hưởng lương hưu hàng tháng phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện về tuổi đời và điều kiện về thời gian đóng BHXH nhằm đảm bảo hài hòa, cân đối giữa thời gian đóng góp và thời gian thụ hưởng chế độ BHXH của người lao động, từ đó đảm bảo cân đối và bền vững lâu dài của Quỹ BHXH. 

Vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được thảo luận, thống nhất thông qua tại Nghị quyết số 28 của BCH Trung ương khóa 12. Thể chế hóa chủ trương tăng tuổi nghỉ hưu tại Nghị quyết số 28, Quốc hội đã thống nhất ban hành Bộ luật Lao động năm 2019, trong đó Điều 169 và Điều 219 quy định về tuổi nghỉ hưu, điều kiện về tuổi hưởng lương hưu. 

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Bộ luật Lao động năm 2019, vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được trao đổi, thảo luận, đánh giá một cách kỹ lưỡng, tổng thể các mặt liên quan.

Vì vậy, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu hay điều kiện về tuổi hưởng lương hưu của người lao động không thực hiện tăng ngay lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ mà được điều chỉnh theo lộ trình mỗi năm chỉ tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Bên cạnh đó, việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng đã xem xét tính đến các yếu tố về tính chất, loại hình lao động và sức khỏe của người lao động, đối với những người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc những người lao động sức khỏe yếu thì cũng có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với người làm việc trong điều kiện lao động bình thường (nghỉ hưu sớm hơn tối đa 5 tuổi hoặc 10 tuổi tùy từng trường hợp). 

Trong thời gian tới, trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, Bộ LĐTB-XH tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho người lao động, trong đó có việc làm cơ sở xét điều kiện về tuổi hưởng lương hưu của người lao động.

Theo Trần Thường/ Vietnamnet

Tin cùng chuyên mục

Những năm gần đây, các ngành kỹ thuật ít được người học ưu tiên lựa chọn, dễ dẫn đến mất cân bằng trong thị trường lao động, tạo ra khủng hoảng thừa nhân lực khoa học xã hội trong tương lai.
Chiều qua (3.7), Sở GD-ĐT TP.HCM công bố điểm chuẩn lớp 10 của các trường THPT công lập. So sánh với kỳ tuyển sinh năm học trước, năm nay điểm chuẩn của nhiều trường có sự biến động.
Việc đã từng có thí sinh bị xử lý hình sự vì làm lộ, lọt đề thi năm trước và những thiết bị công nghệ hỗ trợ gian lận thi cử ngày càng tinh vi đòi hỏi công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay phải kỹ hơn.
Lần đầu tiên sau 7 năm tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay để xảy ra 2 lỗi liên tiếp liên quan đến đề thi và công bố kết quả.
Nếu thí sinh học thuộc lòng, học theo dạng đề sẽ khó có thể làm tốt đề Toán thi vào lớp 10 tại TP.HCM. Đề thi đã trả lời câu hỏi “Học Toán để làm gì?”.
Đề tuyển sinh, thi tốt nghiệp những năm gần đây sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, từ đời thật, khiến học sinh và giáo viên cũng phải thay đổi cách dạy, học, tiếp cận vấn đề.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề