Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đưa sinh viên, học sinh đi thực tập tại doanh nghiệp

Theo thông tin từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), thời gian qua một số cơ quan truyền thông, báo chí đưa tin về thực trạng học sinh, sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp không đúng ngành nghề được đào tạo, phải làm việc thời gian dài từ 10 – 12 giờ/ngày; điều kiện sinh hoạt, ăn ở không đảm bảo, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng đào tạo.

Học sinh Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Giáo dục thường xuyên Bắc Quang (Hà Giang) học thực hành tại lớp ngành Điện công nghiệp. Ảnh minh họa: Nam Thái/TTXVN

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo chất lượng đào tạo và hoạt động hợp tác doanh nghiệp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã có Công văn số 1844, yêu cầu các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đưa học sinh, sinh viên đi thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, việc thực hiện hợp đồng liên kết đào tạo giữa nhà trường - doanh nghiệp, đảm bảo bảo đúng quy định của pháp luật về lao động và giáo dục nghề nghiệp; chú trọng việc đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà trường - doanh nghiệp.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng yêu cầu các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức đào tạo, công tác đào tạo kết hợp với doanh nghiệp; đảm bảo mỗi đoàn học sinh, sinh viên đi thực hành, thực tập tại doanh nghiệp phải có giáo viên, giảng viên theo dõi, quản lý, tuân thủ chương trình, kế hoạch, thời gian đào tạo theo quy định.

Định kỳ hàng năm, các trường báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính về hoạt động đào tạo, liên kết đào tạo, việc thực hành, thực tập tại doanh nghiệp của học sinh, sinh viên; đồng thời phản ánh những khó khăn, bất cập trong tổ chức đào tạo về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để phối hợp giải quyết.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Tin cùng chuyên mục

Các trường nghề tại TP HCM mở thêm những ngành học "hot" để bắt kịp xu hướng với hy vọng thu hút thí sinh học nghề
Đại biểu Quốc hội đề xuất giảm tỷ lệ phân luồng học sinh học nghề sau bậc THCS vì điều này gây sức ép rất lớn cho học sinh lớp 9. Các chuyên gia, nhà giáo cho rằng, học sinh không muốn học nghề sẽ có các lựa chọn khác. Điều cần thiết là thành phố lớn xây thêm trường công lập ở bậc THPT để giảm áp lực chi phí học tập của người dân.
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.
Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến có nhiều điểm mới đáng chú ý, trong đó không còn quy định
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM cho hay, sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng (năm 2023) có việc làm sau khi ra trường đạt 90,16%; trung cấp là 84,26%.
Sở GD-ĐT TPHCM triển khai thí điểm để trường cao đẳng và Trung tâm GDNN - GDTX hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh trường THPT.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Đánh thức nhiệm vụ đào tạo nhân lực điện hạt nhân ở các trường đại học
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tái khởi động lại, đồng nghĩa với việc các trường đại học (ĐH) chính thức “đánh thức” nhiệm vụ đào tạo nhân lực phục vụ dự án đã để “ngủ” một...