Những ngành học theo xu hướng chỉ có ở trường nghề

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực thực tế, các trường CĐ, trung cấp trong vài năm qua đã mở và đào tạo nhiều ngành chỉ có ở trường nghề, bậc ĐH chưa có, với thời lượng thực hành lên tới 60 - 70%.
Những ngành học theo xu hướng chỉ có ở trường nghề
Sinh viên ngành công nghệ da giày Trường CĐ Công thương TP.HCM trình diễn kỹ năng thiết kế, gia công sản phẩm. QUỲNH LIÊN
Những ngành chỉ có ở trường nghề rất đa dạng và đang thu hút sự quan tâm của nhiều học sinh.
Ngành quản lý và kinh doanh siêu thị
Thạc sĩ Phạm Quang Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, cho hay: “Năm nay, trường tuyển sinh ngành quản lý siêu thị trình độ CĐ. Hiện ngành học này bậc ĐH chưa có. Trên thực tế lâu nay, những người làm quản lý siêu thị thường được điều động từ các công việc khác sang, chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm chứ chưa có đào tạo bài bản. Trong khi đó, thị trường bán lẻ VN hiện có gần 400 siêu thị và trung tâm thương mại lớn cùng gần 2.000 cửa hàng tự chọn. Nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và hình ảnh trong mắt khách hàng, chắc chắn các siêu thị cần chú ý nhiều hơn về bài toán chất lượng nhân sự được đào tạo bài bản”.
Năm 2020, Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn cũng bắt đầu tuyển sinh ngành quản lý và kinh doanh siêu thị. Ngoài ra, Trường CĐ Kỹ nghệ 2 cũng đào tạo ngành bán hàng trong siêu thị.
Ngành công nghệ da giày
Thạc sĩ Nguyễn Tấn Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công thương TP.HCM, cho biết trường đào tạo một số ngành nghề mà nhu cầu thực tế rất cần nhưng chưa có ở bậc ĐH. Thạc sĩ Thắng chia sẻ: “Ngành công nghệ da giày đang có nhu cầu tuyển dụng rất cao nhưng ít trường đào tạo. Khi học, các em sẽ được trang bị kiến thức về ngành da giày, có kỹ năng vận dụng thành thạo các phương pháp kỹ thuật thủ công cũng như trên các phần mềm máy tính để thiết kế mẫu, xây dựng quy trình và các tiêu chuẩn phục vụ sản xuất các sản phẩm giày dép. Bên cạnh đó thực hiện các phương pháp tổ chức quản lý sản xuất, tiếp cận và triển khai các công nghệ mới vào sản xuất”.
Ngành quản trị dịch vụ giải trí và tổ chức sự kiện
Đây cũng là một ngành mà nhu cầu thực tế đang đòi hỏi cần được đào tạo bài bản nhưng mới chỉ là một môn học hoặc chuyên ngành ở bậc ĐH. Thạc sĩ Trần Phương, Hiệu trưởng Trường trung cấp Việt Giao, cho hay: “Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp giải trí - sự kiện, học ngành này ra cơ hội việc làm rất lớn. Các em sẽ trở thành nhân viên chuyên viết quảng cáo, nhà tổ chức sản xuất chương trình sự kiện và quảng cáo...”.
Nhóm nghề chăm sóc sức khỏe - thẩm mỹ - làm đẹp
Bà Phan Thị Lệ Thu, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông, nhìn nhận: “Do chăm sóc sắc đẹp đang là xu hướng và nhu cầu việc làm cao nên thu hút khá nhiều thí sinh”.
Nhóm ngành này cũng mới chỉ được đào tạo chính thức tại một số ít trường CĐ dù nhu cầu thực tế rất lớn. Trường CĐ Kỹ nghệ 2 có bộ môn chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ, trong đó có ngành chăm sóc sắc đẹp với các chuyên ngành như chăm sóc da - móng - tóc, massage trị liệu, phun xăm thẩm mỹ, trang điểm, tóc...
Theo Mỹ Quyên/TNO

 

Tin cùng chuyên mục

Bộ GD-ĐT cho hay, mỗi năm các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thú y cần đến 46.000 lao động trình độ từ cao đẳng trở lên (chưa kể trung cấp). Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, số lượng nhân lực nhóm ngành này chỉ đáp ứng được khoảng 11,2% nhu cầu.
Dù doanh nghiệp khối kỹ thuật, xây dựng, môi trường... vào tận trường đặt hàng nhưng những năm gần đây, các ngành này lại khó tuyển sinh.
Thị trường lao động ngày nay đang trở nên cạnh tranh khốc liệt, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật.
Nhà sản xuất chip hàng đầu châu Âu Infineon đang tăng cường tuyển dụng nhân lực lành nghề từ Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nguồn nhân lực ngành nông nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn.
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao lúc nào cũng có nhưng số lượng người thực sự giỏi, có kinh nghiệm phù hợp để đảm nhận được thì không bao giờ đủ để đáp ứng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề