Nhật Bản cấp lại visa cho lao động Việt Nam

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thông báo bắt đầu tiếp nhận hồ sơ xin cấp mới visa cho công dân Việt Nam kể từ ngày 29.7, sau 4 tháng tạm dừng, nhằm phòng tránh sự lây lan của dịch Covid-19.
Nhật Bản cấp lại visa cho lao động Việt Nam
Nhật Bản bắt đầu cấp lại visa cho người Việt sang Nhật với mục đích lao động và lưu trú dài hạn. ẢNH: VÂN HÀ
Ngày 5.8, Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN; thuộc Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam vừa chính thức thông báo bắt đầu tiếp nhận hồ sơ xin cấp mới visa cho công dân Việt Nam kể từ ngày 29.7, sau 4 tháng tạm dừng, nhằm phòng tránh sự lây lan của dịch Covid-19.
Theo Cục QLLĐNN, người mang quốc tịch VN sinh sống trong nước, sử dụng chuyến bay thẳng giữa VN và Nhật Bản, sẽ được cấp visa vào Nhật Bản với mục đích lao động, lưu trú dài hạn theo các tư cách: kinh doanh, quản lý; thuyên chuyển công tác nội bộ; kỹ sư, trí thức, nghiệp vụ quốc tế; điều dưỡng; lao động có trình độ cao; hoạt động đặc định (khởi nghiệp, hộ lý, điều dưỡng EPA, ứng viên hộ lý, ứng viên điều dưỡng EPA - chương trình xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản của Bộ LĐ-TB-XH).
Riêng đối với công dân Việt Nam xin cấp visa với tư cách lưu trú thực tập kỹ năng, thực tập kỹ năng đặc định, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam chỉ cấp giới hạn. Sau khi nhập cảnh Nhật Bản, người lao động phải tự cách ly 14 ngày tại nhà. 
Theo T.Hằng/TNO

 

Tin cùng chuyên mục

Bộ GD-ĐT cho hay, mỗi năm các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thú y cần đến 46.000 lao động trình độ từ cao đẳng trở lên (chưa kể trung cấp). Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, số lượng nhân lực nhóm ngành này chỉ đáp ứng được khoảng 11,2% nhu cầu.
Dù doanh nghiệp khối kỹ thuật, xây dựng, môi trường... vào tận trường đặt hàng nhưng những năm gần đây, các ngành này lại khó tuyển sinh.
Thị trường lao động ngày nay đang trở nên cạnh tranh khốc liệt, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật.
Nhà sản xuất chip hàng đầu châu Âu Infineon đang tăng cường tuyển dụng nhân lực lành nghề từ Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nguồn nhân lực ngành nông nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn.
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao lúc nào cũng có nhưng số lượng người thực sự giỏi, có kinh nghiệm phù hợp để đảm nhận được thì không bao giờ đủ để đáp ứng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề