Người khởi nghiệp nên có sách “gối đầu”

Nhng cun sách “gi đu” không ch đem đến kiến thc mà còn là đim ta cho nhng ngưi khi nghip trong nhng tình thế khó khăn…

Thư vin Trưng ĐH Công nghip Thc phm TP.HCM trang b khong 3.000 đu sách v khi nghip cho sinh viên

Thường thấy những người thành công, ngay cả những sinh viên từng “trầy vi tróc vẩy” gọi vốn thành công cho dự án khởi nghiệp trị giá tiền tỷ đều không ngừng đọc sách và luôn có nhiều cuốn sách “gối đầu”. Việc đọc sách bổ trợ, hoàn thiện, nâng cao kiến thức luôn được khuyến khích đối với người trẻ, càng quan trọng hơn trong hành trình khởi nghiệp lâu dài.

Truyn cm hng

Bà Tôn Nữ Xuân Quyên (Giám đốc điều hành và sáng lập Bút ngọc trai BLUSAIGON - người vừa đoạt giải nhì cuộc thi “Doanh nhân cộng đồng” mùa 3) trong một tọa đàm về khởi nghiệp diễn ra ở trường ĐH đã khuyên các bạn trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên tham gia những câu lạc bộ, chương trình mà trường có, đọc thật nhiều sách. Theo bà Quyên, những người khởi nghiệp thành công, hay chủ doanh nghiệp đều có các cuốn sách “gối đầu”. Ngoài kiến thức, sách còn mở ra những chân trời thú vị. Tại các trường ĐH, việc đọc sách luôn được khuyến khích sinh viên, nhất là những năm gần đây, thư viện được các trường đầu tư hiện đại, khang trang và truyền cảm hứng, có nơi tới hàng ngàn đầu sách về khởi nghiệp. Người trẻ không phải đi đâu xa hoặc quá khó để tìm kiếm, lựa chọn sách truyền cảm hứng về khởi nghiệp.

Anh Phạm Gia Quốc Thống (cựu sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM - người vừa gọi vốn thành công 6 tỷ đồng cho dự án khởi nghiệp ngay trong mùa dịch Covid-19) chia sẻ, sách là vật-bất-ly-thân đối với anh trong quá trình khởi nghiệp. Bởi để gọi vốn thành công cho dự án như hôm nay, anh đã trải qua rất nhiều lần khởi nghiệp thua lỗ và thất bại, thậm chí nợ nần. Khi đó, một phần từ việc đọc sách giúp anh lấp được những khoảng trống kiến thức, tĩnh tâm tìm cách tháo gỡ những khó khăn. “Đọc sách cho tôi nhiều kiến thức trong lĩnh vực mình yêu thích; nhất là học được cách quản lý con người, quản lý dự án khi làm khởi nghiệp hoặc đơn giản hơn, giúp mình có động lực mỗi khi cảm thấy khó khăn” - anh Thống bộc bạch. Với anh Thống, giai đoạn khó khăn là lúc làm dự án khởi nghiệp đầu tiên thất bại, thua lỗ và… ôm nợ; anh chiêm nghiệm và nhận ra bản thân mình thiếu hụt rất nhiều kiến thức ngoài lĩnh vực chuyên môn là công nghệ thông tin được trang bị ở trường ĐH. Chính vì vậy, bên cạnh đăng ký học các khóa bổ sung kiến thức thì anh tìm đến sách để tự trang bị thêm. Khi đọc sách, anh Thống thường phân thành 2 loại sách. Thứ nhất là những sách có nội dung mang tính truyền cảm hứng, động lực. Đây là những sách kể về những tấm gương khởi nghiệp thành công, từ đó giúp bản thân anh có cái nhìn đa chiều, khách quan hơn về công việc, cuộc sống. Thứ hai là loại sách đem lại những kiến thức chuyên môn hoặc kiến thức nền cơ bản như quản trị nhân sự, quản trị dự án, xây dựng mối quan hệ, kết nối... phục vụ giải quyết công việc liên quan đến dự án khởi nghiệp.

Anh Thống cho biết thêm, sách “gối đầu” của anh trong quá trình khởi nghiệp khá nhiều. Khi cảm thấy xuống tinh thần, anh thường tìm những quyển sách truyền động lực để lấy lại cân bằng như: “Khi bạn đang mơ thì người khác đang nỗ lực”, “Tiểu sử Steven Job”, “Những bài học không có nơi giảng đường”... Bên cạnh đó, các sách về chiến lược, quản trị như: “Biết người dùng người quản người”, “Quản lý dự án trên một trang giấy” hoặc những sách bàn về sáng tạo của tác giả Dave Trott như: “Sáng tạo thần sầu”, “Cái đời sáng tạo” cũng được xem như là chỗ dựa tinh thần cho từng chặng đường khởi nghiệp khó khăn của anh.

Là bn đng hành

Bạn Huỳnh Tấn Long (sinh viên vừa tốt nghiệp ngành kiến trúc Trường ĐH Công nghệ TP.HCM - người từng đoạt giải nhì cuộc thi khởi nghiệp “Giải thưởng Tài năng Lương văn Can”) cho hay, những lúc khó khăn trong làm dự án khởi nghiệp, tôi thường tìm đến cuốn sách “Quốc gia khởi nghiệp” của tác giả Dan Senor & Saul Singer để vực dậy tinh thần. Tôi đọc sách này nhiều lần vì sách chứa đựng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm rất hợp thời; giúp những người khởi nghiệp có thể tìm kiếm được ý tưởng mới mẻ, bước đi đột phá. Ngoài cuốn sách “gối đầu” này, Long cũng xây dựng được thói quen đọc sách và xem sách như một người bạn đồng hành trong suốt quá trình học tập, làm việc, khởi nghiệp. Long cho rằng sách là kho tàng trí thức của nhân loại được đúc kết qua nhiều thế hệ. Việc đọc sách giúp người trẻ có thể tiếp cận nguồn kiến thức khổng lồ ấy, từ đó áp dụng vào việc kinh doanh, đối nhân xử thế, khởi nghiệp... Cũng theo Long, người khởi nghiệp cần có tinh thần kiên trì, không bỏ cuộc và thông qua những trang sách có thể giúp các bạn trẻ giữ được ngọn lửa khởi nghiệp bền bỉ đó.

Mt s sách “gi đu” truyn cm hng kinh doanh, khi nghip đi vi các bn tr

ThS. Trần Đình Ba (Phó phòng Biên tập văn hóa, giáo dục và đời sống - Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM) nhận định, có thể thấy hiện nay mảng sách kinh tế chiếm vị trí chủ đạo và thu hút lượng đông đảo độc giả. Trong đó, dòng sách khởi nghiệp nhận được sự quan tâm lớn của giới xuất bản, nhất là các công ty sách tư nhân. Lượng đầu sách khởi nghiệp chiếm khá lớn, được các doanh nhân thành công trên thế giới, các chuyên gia kinh tế viết hoặc chấp bút. Tuy nhiên, phần lớn dòng sách khởi nghiệp là sách dịch nên người đọc cần có sự chủ động chọn lọc khi học hỏi, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn khởi nghiệp để phù hợp với môi trường kinh tế, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Vậy người trẻ có thể tìm kiếm, tiếp cận những dòng sách khởi nghiệp từ đâu? Theo ThS. Ba, hiện nay, thời đại công nghệ số giúp cho việc tiếp cận kiến thức từ sách rất đa dạng, giảm dần sự giới hạn về không gian, thời gian. Người trẻ có thể tiếp cận theo kênh chính thống là thư viện trường, mua qua hệ thống nhà sách truyền thống hay các kênh bán sách trực tuyến, rất nhanh và thuận lợi. Trong điều kiện túi tiền hạn hẹp, không gian lưu trữ nhỏ, có thể tiếp cận các kênh bán sách điện tử chính thống của những nhà xuất bản, dùng trên điện thoại thông minh hoặc máy tính. Thậm chí, nếu có quá ít thời gian để đọc thì người trẻ có thể sử dụng sách nói, một hình thức đang rất được ưa chuộng. “Sinh viên nên dùng sách có bản quyền ở các nhà xuất bản, công ty sách vì đã được thẩm định chất lượng; tránh những sách điện tử, sách nói không rõ bản quyền vì nội dung có thể không được chuẩn xác” - ThS. Ba nhấn mạnh.

Vit Ngân/GDO

Tin cùng chuyên mục

Ban tổ chức Hành trình thanh niên khởi nghiệp năm 2023 cho biết, chương trình giúp lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, khơi dậy nhu cầu khởi nghiệp chính đáng của thanh niên; hỗ trợ tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư...
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo, website tìm nhà trọ của nhóm sinh viên Cần Thơ giúp khách hàng đánh giá phòng trọ mà không cần đến xem trực tiếp.
Bức xúc vì liên tiếp có nhiều vụ cháy nổ do xe máy chập điện, chập mạch ở các hầm xe chung cư, nhà ở gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, nhóm sinh viên Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã chế tạo thành công thiết bị tự động chống cháy nổ xe máy.
Từ khoai lang bị vứt bỏ, nhóm học sinh TP.HCM tiến hành phơi khô, lắng thành tinh bột, sau đó kết hợp với bã mía, bã cà phê và các chất phụ gia khác tạo ra nhựa sinh học, tạo thành các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Hai sinh viên RMIT Việt Nam gửi thông điệp bảo vệ môi trường tới khán giả quốc tế với phim ngắn đoạt giải “Safari”.
Nguyễn Quang Dương – sinh viên năm cuối trường ĐH Kiến Trúc TPHCM đại diện Việt Nam đã đạt giải Nhất “Cuộc thi Nhà Thiết kế Trẻ Châu Á”
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề