Làm nhựa sinh học từ bã mía, khoai lang bỏ đi

Từ khoai lang bị vứt bỏ, nhóm học sinh TP.HCM tiến hành phơi khô, lắng thành tinh bột, sau đó kết hợp với bã mía, bã cà phê và các chất phụ gia khác tạo ra nhựa sinh học, tạo thành các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Cờ vua làm bằng nhựa sinh học từ khoai lang, bã mía, bã cà phê của nhóm học sinh. Quân đen làm từ bã cà phê, quân trắng từ bã mía. Ảnh: H.N 

Đó là dự án Bioplastic - sản xuất các vật dụng bằng nhựa sinh học từ khoai lang, bã mía, bã cà phê của nhóm học sinh Trường THPT Trần Văn Giàu Q.Bình Thạnh, TP.HCM vừa giành giải nhất cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp 2023.

Với 5 thành viên là Vũ Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Hoài Ni, Nguyễn Hoàng Linh Đan, Kiều Ngọc Hân, Hồ Quốc Thụy Ân, nhóm có sự cố vấn khoa học của PGS-TS Hồ Quốc Bằng (Viện trưởng, Viện phát triển năng lực lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM) và thạc sĩ Nguyễn Ngọc Như Uyên, Viện môi trường và tài nguyên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM. 

Vũ Thị Hồng Minh, đại diện nhóm, cho biết nhựa đã rất quen thuộc với mọi người, nhưng có những vật dụng chỉ dùng trong 5 giây mà mất cả ngàn năm mới có thể phân hủy. Với mong muốn giảm tải lượng nhựa thải ra môi trường, góp phần vào lối sống xanh, nhóm đã có ý tưởng thực hiện đề tài Bioplastic - sản xuất các vật dụng từ nhựa sinh học với thành phần là khoai lang, bã mía, bã cà phê.  

Nhóm học sinh giành giải nhất với Bioplastic. Ảnh: H.N

Với những sản phẩm cụ thể như bộ trò chơi cờ vua, cờ tướng, chậu cây handmade (làm thủ công) để bàn được làm từ nhựa sinh học, các học sinh Trường THPT Trần Văn Giàu cho biết đây là thành quả của một quá trình nghiên cứu lâu dài.

"Từ khoai lang bị vứt bỏ, chúng em tiến hành phơi khô, lắng thành tinh bột, sau đó kết hợp với bã mía, bã cà phê và các chất phụ gia khác để tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Để ra được những sản phẩm như hiện nay, chúng em mất khoảng 5 tháng để thử nghiệm công thức và thất bại rất nhiều lần, mới có thể ra được công thức cuối cùng", Nguyễn Thị Hoài Ni, học sinh trong nhóm, chia sẻ thêm.

Các sản phẩm chậu trồng cây, bộ cờ vua làm từ nhựa sinh học với thành phần là khoai lang bỏ đi, bã mía, bã cà phê. Ảnh: H.N

Các học sinh cho biết thêm trong tương lai, nhóm sẽ tiến hành tạo ra các sản phẩm quen thuộc với mọi người từ nhựa sinh học khác như bàn cờ, hộp, khay, các vật dụng gia đình thiết yếu. Nhóm hướng tới phân khúc khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, thay thế các vật dụng bằng nhựa truyền thống.

Một trường vừa giành giải nhất vừa có giải nhì

Không chỉ có đội thi giành giải nhất, Trường THPT Trần Văn Giàu, Q.Bình Thạnh còn giành thêm giải nhì cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp 2023 với dự án "Toxic Productivity - cùng học sinh THPT vượt qua năng suất độc hại bằng sổ tay học tập kết hợp thử thách giới hạn bản thân".

Nhóm gồm các học sinh Trần Mai Anh, Trần Thị Quỳnh Như, Nguyễn Thanh Nhã, Nguyễn Võ Yến Nhi, Nguyễn Đỗ Nguyên Khang.

Nhóm học sinh giành giải nhì của Trường THPT Trần Văn Giàu (bìa trái) trong hôm trao giải. Ảnh: PHƯƠNG HÀ

Các thành viên trong nhóm đều giành nhiều thành tích trong học tập và các cuộc thi như: Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng TP.HCM; Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp cấp thành phố; đạt huy chương vàng, bạc, đồng trong các môn thể thao như bóng đá, đá cầu, bóng chuyền…

Tin cùng chuyên mục

Với chủ đề “Đổi mới sáng tạo hướng tới tương lai xanh”, cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp lần 05 năm 2024 do Trường ĐH Công Thương
Đang là sinh viên năm thứ 4 Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Nguyễn Trung Kiên (23 tuổi, quê xã Đất Mũi, H.Ngọc Hiển, Cà Mau) đã khởi nghiệp với mô hình du lịch trải nghiệm Mũi Cà Mau, thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/tháng.
Từ một buổi cà phê "tìm việc vì nghèo", Nguyễn Hạnh Dung, Nguyễn Phan Hiền Linh, Nguyễn Hà Uyên và Hà Diệu Anh (cùng 20 tuổi), là sinh viên năm 3 ngành quản trị marketing chương trình chất lượng cao của Trường ĐH Kinh tế quốc dân (Hà Nội) đã mở ra một thương hiệu quà tặng riêng cho các bạn nam.
Cuộc thi Khởi nghiệp Sáng tạo Công nghệ R&D To Start-Up 2024 đã chính thức quay lại với tên gọi mới: Cuộc thi Khởi nghiệp Sáng tạo công nghệ.
Vào trung tuần tháng 7/2024, Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) và Công ty Cổ phần Dừa nước Việt Nam – VietNipa tổ chức thành công chương trình “HUIT Startup Tour 2024” tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Khởi nghiệp không dễ dàng và có thể đối diện thất bại. Vậy người trẻ có nên bước vào thương trường?
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.