Ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh - Mã ngành: 7340125

Ngành phân tích dữ liệu đã và đang phát triển rất tích cực ở hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới. Và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.Theo Glassdoor (một website về việc làm của Mỹ), mức lương trung bình của 1 nhà phân tích dữ liệu rơi vào khoảng 84.000 USD/ năm. Tại Việt Nam, con số này cũng lên tới trên 470 triệu/ năm theo thống kê của TopDev. Mức thu nhập này cao hơn mức thu nhập trung bình, điều này khiến cho nghề phân tích dữ liệu trở thành một ngành nghề sinh lời cao và cực hấp dẫn, được bầu chọn là ngành nghề “quyến rũ” nhất thế kỷ.

👉 Các Trường đào tạo ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh

Ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh là gì?

 Phân tích dữ liệu kinh doanh (Business Analytics) là một ngành có tính liên ngành giữa công nghệ thông tin và kinh tế. Công việc tập trung vào việc thu thập, khai thác, quản lý và xử lý bộ dữ liệu – Big Data để từ đó đưa ra các nhận định, dự đoán xu hướng hoạt động của tương lai. Phân tích dữ liệu kinh doanh có thể bao gồm phân tích dữ liệu thăm dò, phân tích dữ liệu xác nhận, phân tích dữ liệu định lượng và phân tích dữ liệu định tính (tập trung vào các dữ liệu như video, hình ảnh và văn bản),… Đây là công việc có ý nghĩa và có tầm quan trọng lớn đối với bất cứ tổ chức hoặc doanh nghiệp nào, đặc biệt trong các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, đầu tư, bảo hiểm, du lịch, quốc phòng, hàng không vũ trụ và y học,…

Học ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh là học gì?

Chương trình Phân tích dữ liệu kinh doanh được xây dựng dựa trên khung chương trình từ các trường Đại học hàng đầu của Mỹ và xây dựng dựa trên các quy chuẩn nghề nghiệp đối với nhà quản lý của Phòng Quản lý Nhân sự của Liên Hợp Quốc (UN), dựa trên quy chuẩn nghề nghiệp đối với nhà quản lý và nhân viên làm việc trong lĩnh vực Phân tích kinh doanh của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Viện Phân tích Kinh doanh Quốc tế (IIBA) và Tập đoàn IBM.

Sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản và chuyên môn toàn diện về các lĩnh vực kinh doanh trong môi trường quốc tế và được vận dụng các phần mềm hiện đại và thông dụng nhất trong môi trường kinh doanh hiện nay như Microsoft Excel để thực hiện các hoạt động phân tích dữ liệu như phân tích và dự báo thị trường, phân tích và dự báo kết quả kinh doanh, phân tích hoạt động nội bộ, phân tích dữ liệu khách hàng… Ngoài ra, cử nhân ngành Phân tích kinh doanh – Quản trị kinh doanh cũng được trang bị các kỹ năng như tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng hợp tác, giao tiếp quốc tế, phát hiện và giải quyết vấn đề, đáp ứng đủ năng lực để có thể thành công và phát triển sự nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện đại của cách mạng công nghiệp 4.0..

Cơ hội việc làm cho ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh

Sinh viên tốt nghiệp ngành Phân tích kinh doanh sẽ có các cơ hội việc làm hấp dẫn, có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như::

  • Lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong thời đại CMCN 4.0 với nhiều cơ hội phát triển bản thân;
  • Bối cảnh khan hiếm nguồn nhân lực, nhu cầu tuyển dụng cao và chế độ đãi ngộ tốt;
  • Các công việc có phạm vi ứng dụng rộng, vị trí việc làm linh hoạt;
  • Các điều kiện tốt để phát triển nghề nghiệp và cá nhân như làm việc với các tập đoàn kinh tế lớn, đa quốc gia, làm việc với các chuyên gia hàng đầu, tiếp cận tiến bộ của khoa học dữ liệu, …;
  • Có cơ hội để tiếp cận với các xu hướng công nghệ số mới của thế giới như AI, IoT, Big Data, Blockchain…

Về công việc:  Các khối công việc có thể tập trung

  • Quản trị, khai thác dữ liệu và dữ liệu lớn
  • Phân tích dữ liệu doanh nghiệp, báo cáo kinh doanh
  • Phân tích dữ liệu khách hàng
  • Phân tích và dự báo kinh tế - thị trường.

Vị trí việc làm:

  • Chuyên viên quản trị và khai thác cơ sở dữ liệu
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu lớn
  • Chuyên viên phân tích và nghiên cứu thị trường (xây dựng mô hình phân tích và dự báo thị trường) tại các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ
  • Chuyên viên tư vấn và phân tích kinh doanh tại các tổ chức tài chính – ngân hàng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
  • Chuyên viên quản trị hệ thống thông tin và chăm sóc khách hàng
  • Tự khởi nghiệp liên quan đến ứng dụng công nghệ số tiên tiến trên nền tảng khoa học dữ liệu như AI, IoT, Big Data, Blockchain…

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh

Để học tốt ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh, bạn cần có những tố chất sau:

  • Kỹ năng phân tích logic
  • Kỹ năng lập trình cơ bản
  • Kỹ năng tập trung cao độ
  • Kỹ năng quan sát
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
  • Kỹ năng thiết kế báo cáo
  • Quản lý thời gian, sắp xếp công việc hợp lý

Tin cùng chuyên mục

Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Đến năm 2030, Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu đào tạo được 1.500 kỹ sư và 500 thạc sỹ thiết kế vi mạch; đào tạo và cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho 15.000 kỹ sư.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề