Một loạt ngành đào tạo có hơn 60% sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành

Tính trung bình, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành cho tất cả các ngành đào tạo là 21.43%. Không ít ngành tỷ lệ này cao hơn 60%.

Đây là kết quả nghiên cứu do nhóm của TS.Trần Quang Tuyến, TS.Vũ Văn Hưởng và Nghiên cứu sinh Vũ Bích Ngọc thực hiện. Kết quả này được đưa ra tại tọa đàm Việc làm trái ngành của các cử nhân kinh doanh và quản lý ở Việt Nam tổ chức tại Trường Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội diễn ra mới đây. 

Cụ thể, theo nghiên cứu, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp các ngành kỹ thuật, công nghệ, kiến trúc  và xây dựng làm trái ngành là 31,6%; tỷ lệ này ở các ngành nhân văn và nghệ thuật là 63%; các ngành khoa học tự nhiên, toán và công nghệ thông tin là 60,6%; các ngành nông, lâm, ngư và thú y là 67%. 

Còn với nhóm ngành kinh doanh, quản lý, tỉ lệ sinh viên làm trái ngành thấp nhất, chỉ 13,26%. Lao động tốt nghiệp ngành này có thể phù hợp với nhiều loại hình công việc khác nhau, do vậy tỷ lệ trái ngành của nhóm ngành này thấp hơn đáng kể so với các ngành khác.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ điều tra lao động việc làm các năm 2018, 2019 và 2020, tập trung vào lao động với bằng cấp cao nhất là bậc đại học và làm công ăn lương với giới hạn tuổi là 60.

Việc làm trái ngành ở đây được hiểu là gồm việc làm trái ngành theo chiều ngang (education-job mismatch: horizontal mismatch) – xảy ra khi người lao động đảm nhận các công việc không phù hợp với lĩnh vực được đào tạo. 

Biểu đồ thể hiện sự khác biệt về tiền lương của nhóm làm đúng và trái ngành của cử nhân kinh doanh - quản lý do nhóm nghiên cứu cung cấp.

Để tìm hiểu sâu hơn về sự khác biệt, nhóm nghiên cứu tập trung đo lường ở nhóm ngành kinh doanh và quản lý, bởi số lao động đại học từ ngành này chiếm tỷ trọng lớn hiện nay (khoảng 28,6% năm 2018 và 29,5% năm 2020).

Nhóm đo lường việc làm trái ngành đào tạo bằng phương pháp phân tích công việc. Phân tích thống kê cho thấy, tỷ lệ làm việc trái ngành của nhóm ngành quản lý, kinh doanh tăng dần đều theo độ tuổi, từ 11,64% ở độ tuổi mới ra trường tới 21,88% ở độ tuổi 50 tới khi về hưu. 

Nhìn chung, nhóm trái ngành có mức thu nhập trung bình thấp hơn nhóm đúng ngành. Chẳng hạn, mức lương trung bình của nhóm ngành kinh doanh, quản lý khi làm việc đúng ngành vào năm 2020 là 9,4 triệu đồng, còn trái ngành là 8,01 triệu đồng; con số tương ứng ở các năm 2019 lần lượt là 9,1 triệu/7,6 triệu; năm 2018 là 8,2 triệu/6,9 triệu. 

Tỷ lệ trái ngành cao hơn ở nông thôn; cao hơn với nhóm lao động nam; và cao hơn ở khu vực kinh tế hộ hộ gia đình, khu vực kinh tế có yếu tố nước ngoài và nhà nước.

Ảnh minh họa.

Theo TS Trần Quang Tuyến, nghiên cứu này của nhóm sử dụng dữ liệu từ điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê, xét những người đang làm việc, từ 25 đến 60 tuổi. 

“Số liệu của nghiên cứu này và báo cáo của các trường đại học đưa ra có thể khác nhau do cách thức đo lường cũng như các mốc độ tuổi khảo sát khác nhau. Các trường đại học thường sẽ thống kê theo lao động trẻ, tức sinh viên sau vài năm ra trường. Còn thống kê của chúng tôi xét đối tượng từ 25 đến 60 tuổi” - TS Tuyến nói.

TS Trần Quang Tuyến cho hay việc làm trái ngành có thể xuất phát từ cả phía cung và cầu lao động, do đó sẽ cần thêm các nghiên cứu về nhân tố tác động tới việc làm trái ngành.

Theo Thanh Hùng/Vietnamnet

Tin cùng chuyên mục

Trí tuệ nhân tạo (AI) nóng lên trong thời gian gần đây. Các chatbot AI sáng tạo như ChatGPT có thể tóm tắt các bài báo khoa học cho bạn, gỡ lỗi mã bị lỗi và viết các công thức Microsoft Excel theo lệnh của bạn. Nhưng bạn đã xem AI có thể thay thế bao nhiêu công việc chưa?
Theo báo cáo tình hình việc làm của sinh viên giai đoạn 2018-2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trừ năm 2019, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp trong giai đoạn này luôn trên 90%. Trong 22 lĩnh vực đào tạo, môi trường và bảo vệ môi trường dẫn đầu về tỷ lệ sinh viên có việc làm trong năm 2021, xếp sau đó lần lượt là nông - lâm - thủy sản, nghệ thuật.
Bộ GD-ĐT công bố tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp 12 tháng theo nhiều lĩnh vực đào tạo trong 4 năm liên tiếp từ 2018-2021. Trong đó, có kết quả thống kê các ngành học sinh viên có việc làm tốt nhất.
Công nghệ thực tế ảo (VR) không có khả năng thay thế việc đi du lịch trong đời thực, nhưng nó có thể đóng vai trò quan trọng giúp đa dạng hóa các hình thức du lịch, nâng cao trải nghiệm của du khách và đưa ra kế hoạch du lịch phù hợp hơn.
Theo CNBC Make It, chuyên gia AI và machine learning, chuyên gia phát triển bền vững, nhà phân tích tình hình kinh doanh là những công việc sẽ phát triển mạnh trong 5 năm tới.
Quét vân tay, nhận diện khuôn mặt bằng camera, dò kim loại… là những quy trình bắt buộc đối với tất cả lao động đăng ký thi tuyển sang Hàn Quốc làm việc. Kỳ thi tiếng Hàn năm 2023 được xem là đông nhất trong 10 năm trở lại đây và cũng là kỳ thi có sự giám sát an ninh chặt chẽ nhất tại VN.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi