5 nhiệm vụ trọng tâm GDNN trong năm 2021

TS. Trương Anh Dũng (Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết có 5 nhiệm vụ trọng tâm mà tổng cục sẽ triển khai trong năm 2021. Theo đó, 5 nhiệm vụ trọng tâm gồm: Thứ nhất, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách về GDNN đảm bảo tính đồng bộ, khả thi, hiện đại và hội nhập quốc tế; ưu tiên các chiến lược, quy hoạch và rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành có tính đột phá mới tạo động lực cho GDNN phát triển. Thứ hai, chủ động, linh hoạt trong công tác tuyển sinh, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông đào tạo nhằm phát triển quy mô đào tạo; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả của GDNN, nhất là đào tạo nhân lực chất lượng cao, đào tạo thường xuyên và đào tạo lại cho người lao động; phát triển nhân lực có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thứ ba, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và chỉ đạo, điều hành; tập trung kiện toàn tổ chức, bộ máy, nhân sự của Tổng cục GDNN; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức tổng cục đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Thứ tư, đổi mới sáng tạo và thực hiện chuyển đổi số GDNN với yêu cầu nhanh hơn, hiệu quả hơn để tạo bứt phá; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, trọng tâm trong công tác thống kê, quản lý và chỉ đạo điều hành. Thứ năm, huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư cho GDNN; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa, nhất là xã hội hóa nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động GDNN. 

Để triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, Tổng cục GDNN cũng đã đưa ra các giải pháp chủ yếu như: Chủ động, linh hoạt thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” của Chính phủ, vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách phát triển GDNN; đẩy nhanh tiến độ xây dựng và trình phê duyệt Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông đào tạo nhằm phát triển quy mô đào tạo. Tiếp tục thực hiện các giải pháp đột phá mạnh mẽ, phát triển và đổi mới GDNN; trọng tâm là hiện đại hóa, thực hiện chuyển đổi số và đổi mới phương thức đào tạo, nâng cao chất lượng GDNN, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý các cấp; chú trọng nâng cao chất lượng đầu ra. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng cho học sinh, sinh viên; tăng cường việc hợp tác giữa các cơ sở GDNN và doanh nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động. Đa dạng hóa nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy hợp tác công - tư (PPP) trong GDNN.

T.Hng

Tin cùng chuyên mục

Cử tri đề nghị đưa ngành nghề: Giáo viên mầm non, y tá, điều dưỡng trong các cơ sở y tế và bổ sung vào “Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...”.
Hiện nay, nhiều thí sinh muốn học khối ngành kỹ thuật nhưng lại không biết khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân hay bằng kỹ sư. Theo các cơ sở đào tạo (các đại học, trường đại học, trường cao đẳng), sinh viên tốt nghiệp có thể nhận bằng cử nhân hoặc bằng kỹ sư tùy theo lựa chọn của người học.
Theo các nhà chuyên môn, hiện nay có một số ngộ nhận về nhân lực trình độ đại học cho công nghiệp chip bán dẫn cần được "giải ảo".
Từ khi các trường ĐH được thực hiện tự chủ mở ngành, hàng trăm ngành học mới được mở ra nhưng trong số đó nhiều ngành không tuyển được sinh viên dẫn đến đóng cửa.
Từ khi trường ĐH được tự chủ mở ngành đào tạo, hàng loạt ngành mới xuất hiện mỗi năm. Nhưng nhiều ngành đã nhanh chóng đóng cửa chỉ sau một vài năm tuyển sinh.
Từ quy định tối thiểu của Bộ GD&ĐT, cơ sở đào tạo đại học (ĐH) được phép nâng “sàn” nên đôi khi những người trong cuộc cảm thấy băn khoăn do chưa thực sự nắm bắt được ngọn nguồn vấn đề trong đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề