3 ảo tưởng về công việc Marketing của những “tấm chiếu mới”

Marketing – một chức danh nghề nghiệp nghe thật kêu và toát lên vẻ “chanh sả” trong suy nghĩ của những người ngoài cuộc, đặc biệt là trong trí tưởng tượng của những sĩ tử chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học. Thế nhưng, “sống trong chăn mới biết chăn có rận”, chỉ những người trong cuộc mới thực sự hiểu được nỗi lòng của những người làm công việc Marketing, rằng sự thật thì cái nghề này không chỉ có vẻ hào nhoáng huy hoàng như nhiều người vẫn nghĩ.

Ảnh: Nguồn Internet

Vậy, những ảo tưởng thường gặp về nghề marketing là gì và muốn trở thành một marketer (người làm marketing) thực thụ, bạn cần chuẩn bị tâm lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết kỳ này nhé!

Nghề Marketing là gì?

Cách đây tầm 10 năm, Marketing là một khái niệm chưa thực sự được nhiều người biết tới, đặc biệt là với những người đến từ vùng quê nhỏ như mình. Thuật ngữ Marketing lúc này chỉ phổ biến ở những thành phố lớn hoặc được biết đến bởi lớp trẻ thuộc thành phần gia đình khá giả, có điều kiện ra nước ngoài du học. Theo đám bạn mình kể lại thì Marketing là một chuyên ngành rất “hot”, rất được ưa chuộng đối với các du học sinh thời bấy giờ.

Nói một cách dễ hiểu thì công việc Marketing là một chuỗi những hoạt động, những phương pháp để giúp sản phẩm, dịch vụ của bạn được nhiều người biết đến, qua đó đưa những sản phẩm, dịch vụ của bạn đến tay khách hàng thay vì bị nhân loại quên lãng.

“Có nhiều ảo tưởng về công việc Marketing mà nếu mắc phải, bạn sẽ ngăn cản bản thân gặt hái được nhiều kết quả tích cực.”

Ảo tưởng 1: Tin tưởng rằng chỉ cần học giỏi, ra trường ắt thành marketer giỏi

Người trẻ tuổi thường mắc “căn bệnh” tự tin thái quá, cho rằng mình là một, là riêng, là thứ nhất. Đặc biệt là những bạn tốt nghiệp những ngôi trường danh tiếng thường cho rằng mình đã hiểu rõ mọi khía cạnh của Marketing và hoàn toàn có thể trở thành một marketer giỏi.

Thực tế thì: cuộc sống sẽ tặng bạn một cú bạt tai đau điếng vì bạn bỗng dưng nhận ra mình chẳng là ai giữa cuộc đời này. Kiến thức mình có chỉ như hạt cát giữa sa mạc, giọt nước giữa biển Đông, căn bản chẳng có đất dụng võ. Kế hoạch Marketing ở công ty của bạn sẽ không rập khuôn theo bất cứ kiểu mẫu nào bạn đã từng được học mà yêu cầu bạn phải căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tiễn và sự biến động của thị trường để đưa ra các chiến lược hoàn toàn khác biệt.

Ảo tưởng 2: Nghĩ rằng làm công việc Marketing là chỉ lên kế hoạch

Bạn tưởng tượng marketer là planner (người lập kế hoạch, lên chiến lược marketing)? Sự thực thì: marketer là nguyên phòng marketing.

Nghe có vẻ sai sai so với những gì bạn được học đúng không nào? Nhưng đó hoàn toàn là sự thực. Tuy vị trí bạn ứng tuyển là marketer nhưng sếp của bạn sẽ yêu cầu bạn vừa biết lập kế hoạch, vừa biết tạo nội dung, vừa biết thiết kế, vừa biết quay và chỉnh sửa video, vừa biết chạy quảng cáo, vừa biết chọn quà khuyến mãi, thậm chí có đôi khi còn phải biết SEO nữa.

Ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, bạn hoàn toàn có thể trở thành “mama tổng quản” của phòng Marketing và phải vật lộn với đủ thứ trên đời bởi vì “Đó là những công việc nhân viên Marketing phải làm mà?” – sếp bạn thỏ thẻ.

Ảo tưởng 3: Làm marketing sẽ “trên cơ” người khác

Một số bạn cho rằng, Marketing là vị trí quan trọng bậc nhất trong công ty, hẳn nhiên sẽ nhận được sự coi trọng của mọi người, suy nghĩ đó vô hình trung khiến trong lòng bạn nảy sinh một chút cao ngạo.

Thực tế thì: Có đôi khi, bạn chẳng khác nào một chân sai vặt. Có lúc người ta thấy bạn ăn vận sang chảnh, ngồi vắt vẻo sau bàn làm việc, có lúc người ta bắt gặp bạn nhếch nhác chạy đôn chạy đáo với đủ thứ vật dụng lỉnh kỉnh trên tay: lúc thì máy ảnh, lúc thì banner, khi thì standee, có lúc lại là đống vật tư cho một sự kiện nào đó mà công ty bạn sắp sửa tổ chức.

Chưa hết, bạn còn có thể nhận được vô số phàn nàn từ phòng kinh doanh. “Tháng này doanh số đi xuống, không có khách là do marketing làm ăn chán quá”, “Em xem đổi quà khuyến mãi đi, khách không thích”… là những câu quá đỗi quen thuộc mà nhiều lúc không nghe chắc bạn lại cảm thấy trống vắng lạ thường.

Nói tóm lại, bạn nào phải là lãnh đạo của ai, làm sao bạn có thể “trên cơ” người khác?

Thế giới của người trưởng thành không chỉ có màu hồng như trong tưởng tượng của các bạn học sinh, sinh viên. Trong khái niệm của người trưởng thành không có chuyện chọn nghề theo phong trào mà chỉ có sự phù hợp và năng lực đáp ứng của bản thân. Nếu bạn chưa sẵn sàng để trở thành một ngươì đa-zi-năng, có thể hoàn thành tốt mọi công việc sếp giao phó mà không hề phàn nàn hay cố gắng phản biện rằng “Đó không phải việc của em” thì tốt nhất đừng bao giờ chọn công việc Marketing chỉ vì chạy theo “mốt”.

Mong muốn được làm việc đúng theo chuyên môn không sai nhưng cần nhớ, học thêm nhiều kỹ năng không bao giờ là một ý kiến tệ. Biết càng nhiều sẽ càng có lợi cho tương lai sự nghiệp của bạn với công việc Marketing. Vì vậy, ngừng than vãn và hãy dành thời gian đó để học hỏi thật nhiều nhé!

Theo Trang Đoàn/ Careerlink

Tin cùng chuyên mục

Sợ con thất nghiệp, công việc không ổn định hay định kiến về các ngành nghệ thuật là rào cản khiến phụ huynh khó xử khi con muốn chọn theo nghề đạo diễn.
Những năm gần đây, người trẻ có cơ hội tiếp cận và tạo nên các xu hướng nghề nghiệp từ sự phát triển của mạng xã hội. Công việc trợ lý cá nhân (cho TikToker, Youtuber, KOL…) vốn không mới, nhưng lại thu hút nhiều bạn trẻ Gen Z lựa chọn bởi thời gian, không gian làm việc tự do, sáng tạo.
Trong mấy năm trở lại đây, nhóm ngành báo chí, truyền thông trở nên nóng vì luôn có lượng hồ sơ cao bậc nhất tại các trường ĐH và điểm chuẩn cũng cao chót vót với mỗi môn phải trên dưới 9 điểm.
Theo giáo viên, nhà quản lí giáo dục, tỉ lệ học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội ngày càng cao là nhằm an toàn, thuận tiện cho xét tốt nghiệp THPT đồng thời cơ hội xét tuyển ngành nghề cũng ngày càng rộng mở.
Trước nhu cầu học lấy chứng chỉ nghề ngắn hạn để xuất khẩu lao động hoặc định cư nước ngoài của bạn trẻ ngày càng cao, nhiều trường trung cấp tại TP.HCM đã thiết kế các khóa đào tạo ngắn hạn từ 3 - 12 tháng.
Ngành trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ mới mẻ và đầy triển vọng. Nó len lỏi vào mọi ngóc ngách làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống và làm việc. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin cần thiết về ngành trí tuệ nhân tạo, từ khái niệm cơ bản đến những xu hướng phát triển mới nhất.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề