Thực hư lương sinh viên ngành thú y mới ra trường từ 40-50 triệu đồng/tháng

Mới đây trên mạng xã hội lan truyền đoạn phóng sự trong đó một sinh viên ngành thú y chia sẻ mức lương mới ra trường dao động từ 40-50 triệu đồng/tháng. Thông tin này liệu có chính xác?

PGS-TS Lê Quang Thông, Trưởng khoa Chăn nuôi thú y, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, khẳng định: "Một sinh viên ngành thú y mới tốt nghiệp, mức lương khởi điểm dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng, chứ không có chuyện 40-50 triệu đồng/tháng".

"Mức lương đăng trên mạng xã hội vừa qua là không chính xác và có thể gây hiểu lầm. Chỉ hãn hữu một số em tự khởi nghiệp gặp may mắn mới có thu nhập trên. Còn lại thường phải sau ít nhất 5 năm và ở vị trí quản lý thì các em có thể đạt mức lương 30-50 triệu đồng/tháng", PGS-TS Thông chia sẻ.

Sinh viên ngành thú y Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. PHƯƠNG ANH

Ông Đ.N.H, Tổng giám đốc một doanh nghiệp về vắc xin cho động vật tại Việt Nam, cũng cho rằng doanh nghiệp mình trả lương cho sinh viên ngành thú y mới ra trường khoảng 10-15 triệu đồng/tháng.

"Nếu bạn nào có tiếng Anh thì mức lương cao hơn từ 15-20%, nhưng cũng không quá 20 triệu đồng/tháng. Với thu nhập 40-50 triệu đồng/tháng thì chỉ dành cho vị trí quản lý, có năng lực và kinh nghiệm từ 5 năm làm việc trở lên".

Theo PGS-TS Lê Quang Thông, hiện nay trên toàn quốc có khoảng hơn 20 trường ĐH đào tạo ngành thú y. Mỗi năm chỉ tiêu tuyển sinh ngành thú y dao động từ 2.500-3.000 sinh viên. Tại phía nam, ngoài Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM còn có các trường ĐH Cần Thơ, Trà Vinh, Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, An Giang, Tây Đô, Công nghệ TP.HCM, phân hiệu ĐH Lâm nghiệp tại Đồng Nai... đào tạo ngành này.

Bác sĩ thú không chỉ chăm sóc sức khỏe động vật mà còn phòng chống các bệnh truyền nhiễm có khả năng lây sang người. PHƯƠNG ANH

"Mỗi năm Trường ĐH Nông lâm TP.HCM tuyển 180-220 chỉ tiêu ngành thú y, thêm 30-50 chỉ tiêu chương trình tiên tiến hợp tác cùng Trường Thú y Queensland (Úc), đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Do nhu cầu thực tế rất cao, nên gần như toàn bộ bác sĩ thú y và kỹ sư chăn nuôi có việc làm ngay từ khi chưa tốt nghiệp", PGS-TS Thông thông tin.

Ông Thông cho rằng tổng số sinh viên tốt nghiệp từ gần 30 trường ĐH có đào tạo ngành chăn nuôi và thú y của cả nước hiện nay không đáp ứng được nhu cầu của hơn 1.000 doanh nghiệp, công ty, phòng khám thú y, bệnh viện thú y và các đơn vị khác có hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi thú y".

Theo nhận định của ông Đ.N.H, nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ngành thú y rất lớn do ngày càng nhiều người nuôi thú cưng và xem thú cưng như một thành viên của gia đình.

Theo Mỹ Quyên/Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Theo báo cáo mới đây từ Fortune Business Insights, quy mô thị trường dạy thêm tư nhân toàn cầu dự kiến tăng lên 105,98 tỷ USD vào năm 2030.
Ngành, lĩnh vực bán dẫn đang có những cơ hội, thuận lợi hay khó khăn nào trong sự phát triển của thị trường số nói chung, sản phẩm công nghiệp chip nói riêng?...
Quý 4/2023, dự báo có 3 ngành nghề cần nhiều lao động để làm việc là Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; Khai thác, xử lý và cung cấp nước; Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất.
Mặc dù số lượng chuyên gia an ninh mạng trên toàn thế giới đã tăng lên 5,5 triệu, tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây của ISC2 ngành này vẫn cần hàng triệu nhân lực có trình độ để chống lại các mối đe dọa kỹ thuật số đang gia tăng.
Hiện có trên 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn mà trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bên lề của Hội nghị và Triển lãm Công nghệ của Tổ chức hải quan thế giới (WCO) năm 2023 diễn ra ngày 10/10 tại Hà Nội, ông Kunio Mikuriya, Tổng thư ký WCO đã trả lời phỏng vấn của các báo chí xung quanh các vấn đề về phát triển công nghệ, nhân lực và định hướng của ngành hải quan.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề